Hòa Lộc phát triển cụm công nghiệp nghề cá

Vươn khơi, bám biển, ngư dân xã Hòa Lộc hiện làm chủ nhiều tàu cá được đóng mới theo dự án 67, đến nay toàn xã có 6 tàu đã được hạ thủy có công suất trên 800CV.

Từ một xã diêm phố với những cánh đồng muối bỏ hoang, nhờ xây dựng nông thôn mới, Hòa Lộc đang tiến tới trở thành nơi giao thương phát triển cụm công nghiệp nghề cá.

Bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) cùng cả nước từ năm 2011, đến năm 2016, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã hoàn thành xây dựng NTM với 19/19 tiêu chí.

Tàu cá neo đậu ở vùng biển xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Có thể nói, với quyết tâm cao và sự đồng thuận trong đảng viên và nhân dân của xã, diện mạo vùng quê, đời sống nhân dân có nhiều bước khởi sắc mạnh mẽ nhờ vào quá trình xây dựng NTM. 2 năm qua, ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng NTM cấp xã luôn bám sát các hoạt động và được kiện toàn mỗi năm nhằm đẩy mạnh công tác lãnh, chỉ đạo các đơn vị thực hiện hiệu quả các tiêu chí. Cùng với sự đồng lòng, nhất trí trong nhân dân, công tác xây dựng NTM đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả trên cả mong đợi.

Qua 8 năm, xã ghi nhận hiệu quả trong công tác phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân; công tác xây dựng hạ tầng thiết yếu; phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường; xây dựng hệ thống chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội...

Đi thăm từng cụm dân cư và các khu quy hoạch của xã mới thấy sự đổi thay mới mẻ trên vùng quê ven biển vốn trước đây chỉ gắn với ruộng đồng và nghề cá, nghề muối truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) cho hay: Trong phát triển kinh tế, lựa chọn hướng đi phù hợp với thực tiễn địa phương, lãnh đạo UBND xã Hòa Lộc đã cùng người dân chọn ra các ngành, nghề thế mạnh, mạnh dạn đổi mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp tạo nên hiệu quả vượt trội.

Trong sản xuất nông nghiệp, các thế mạnh của xã như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, nghề cá... được đẩy mạnh. Hiện xã đã quy hoạch vùng sản xuất khoai tây thương phẩm đạt năng suất, chất lượng và giá trị cao. Ngoài ra đưa vào sản xuất các cây hàng năm như cà rốt, dưa, ớt, hành, rau...

Trong chăn nuôi phát triển mô hình chăn nuôi công nghiệp mới, chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại ở khu vực xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhằm khuyến khích người dân không bỏ ruộng, xã đã có chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Với mô hình nuôi tôm công nghiệp tại khu vực đồng muối Nam Tiến và một số vùng tại vùng nuôi trồng 773 đã và đang mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tương tự, khoảng 5,3ha đất sản xuất muối không hiệu quả cũng được xã vận động diêm dân chuyển sang nuôi tôm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ gia đình.

Vươn khơi, bám biển, ngư dân xã Hòa Lộc hiện làm chủ nhiều tàu cá được đóng mới theo dự án 67, đến nay toàn xã có 6 tàu đã được hạ thủy có công suất trên 800CV.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nhất là các sản phẩm thế mạnh của xã như nuôi tôm công nghiệp, chăn nuôi lợn, sản xuất cây hàng hóa...

Hiện xã đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt cụm công nghiệp nghề cá với diện tích 21ha. Xã đang tạo mọi điều kiện về vốn để người dân cũng như doanh nghiệp trong và ngoài địa phương vào thuê đất trong khu quy hoạch để đầu tư phát triển.

Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xã chú trọng vào 3 ngành quan trọng đó là sửa chữa và đóng mới tàu thuyền nghề cá, phát triển vận tải thủy bộ và xây dựng dân dụng, dịch vụ nghề cá, phục vụ nhu cầu nội tại của địa phương và các vùng lân cận.

Với các chính sách trên trong phát triển kinh tế, đời sống vật chất của nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên. Kết hợp cùng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt gần 30 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm rõ rệt chỉ còn dưới 4%. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh góp phần làm đa dạng hóa đời sống tinh thần của nhân dân.

Từ những kết quả đạt được như trên, bước vào năm 2018, Đảng ủy, chính quyền, nhân dân xã Hòa Lộc đặt thêm nhiều quyết tâm trên con đường giữ vững NTM. Xây dựng và giữ vững danh hiệu NTM ở Hòa Lộc là bước đi chắc chắn trong quá trình phát triển để từ những chỉ tiêu đó, địa phương sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả, phát huy thành tích NTM để thực hiện thêm nhiều mục tiêu, kế hoạch cao hơn trong giai đoạn 2017 - 2020.

Lam Giang

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !