Hành vi trốn thuế mà sếp nữ tập đoàn đang bị điều tra có khung hình phạt ra sao?
Trong lĩnh vực bất động sản, nhiều giao dịch ghi giá chuyển nhượng tại hợp đồng thường thấp hơn nhiều so với giá thực tế mà các bên thỏa thuận nhằm giảm số tiền phải đóng thuế.
Mới đây, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra một số đối tượng có hành vi khai báo sai giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có dấu hiệu phạm tội "trốn thuế", quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự.
Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, cho biết, trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.
Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi được xem là trốn thuế khi đối tượng không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
Đối tượng không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế; Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn...

Theo luật sư Diệp Năng Bình, tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt khác nhau.
Đối với cá nhân, mức phạt chia làm 3 khung.
Khung 1, phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu: Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này. Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều: 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2, người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1, 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: phạm tội có tổ chức; số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 2 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Khung 3, đối tượng phạm tội trốn thuế với số tiền 1 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Ngoài ra, người vi phạm có thể chịu hình phạt bổ sung là bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Duy Anh
Sự thật về cherry siêu rẻ 'bao ngon', dâu tây Trung Quốc thành hàng Đà Lạt
Một chủ tịch liên tục bị bán giải chấp, ông lớn điêu đứng muốn tăng vốn tỷ USD
32 năm viết câu chuyện trên đồi, lão nông Sán Dìu thu tiền tỷ, bán vải kiểu không giống ai
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện chắc chắn sẽ điều chỉnh
Ngang nhiên rao bán đất không sổ giữa rừng, chưa có chung cư nào được xếp hạng
Hơn 100 dự án BĐS chưa gỡ vướng xong, TP.HCM tiếp nhận thêm 40 dự án
Xây mới chung cư cũ vẫn thành công, tại sao phải chấm dứt quyền sở hữu?
'Cá mập' VinaCapital: Ông lớn tỷ USD chưa chắc đổ tiền đâu trúng đó
Thị trường trái phiếu đang dần ấm lại
Giá vé bay dịp lễ 30/4 tăng nóng, có chặng vọt lên hơn 13 triệu đồng
Đang cập nhật dữ liệu !
Đang cập nhật dữ liệu !