Hàng Trung Quốc đội lốt, 'made in Việt Nam' toàn hàng Tàu

Quần áo thời trang Trung Quốc đội lốt nhãn hiệu thời trang Made in Vietnam, Hàng Việt Nam xuất khẩu... được bày bán tràn lan trên thị trường nguy cơ lũng đoạn, lấn át thị trường nội. Made in Vietnam, xuất khẩu Việt Nam… đều là hàng giả

Made in Vietnam, xuất khẩu Việt Nam… đều là hàng giả

Mới đây, Công an tỉnh Đồng Nai đã phát hiện, bắt giữ hàng trăm sản phẩm quần áo giả nhãn hiệu của Công ty may Việt Tiến tại một số cửa hàng bán quần áo trên địa bàn TP Biên Hòa... Đây không phải là lần đầu tiên, một hãng thời trang của Việt Nam bị làm giả nhãn hiệu.

Khi nói về vấn nạn hàng Trung Quốc đội lốt thương hiệu thời trang của Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Vũ Đức Giang chia sẻ với PV báo điện tử Infonet: Các nhãn hiệu hàng thời trang như: Made in Việt Nam, hàng xuất khẩu Việt Nam… thực chất đều là hàng giả hết!

“Tôi đã từng sang vùng Quảng Châu (Trung Quốc), nơi được coi là thiên đường hàng nhái (hàng fake - PV) thì thấy ở đây họ sản xuất những sản phẩm nhỏ nhất là từ cái răng áo, khuy áo, thời trang bình dân đến các sản phẩm mang thương hiệu thời trang lớn trên thế giới trong đó có cả hàng Việt Nam.

Không biết bằng con đường nào đó, những mặt hàng này được chuyển về Việt Nam và len lỏi vào các cửa hàng với thương hiệu: Made in Vietnam, hay hàng Việt Nam xuất khẩu… Do đó những cửa hiệu bán hàng này đều là hàng giả hết”, ông Giang khẳng định.

Theo một lãnh đạo doanh nghiệp dệt may cho hay, thương hiệu thời trang của vị doanh nghiệp này cũng đã từng bị làm giả và ông đã mất một thời gian để tìm hiểu, đi khảo sát và tìm ra được cơ sở chuyên sản xuất hàng nhái mang thương hiệu của doanh nghiệp ông. Theo vị doanh nghiệp này, không riêng gì nhãn hiệu thời trang của doanh nghiệp ông mà có rất nhiều nhãn hàng khác cũng bị làm nhái.

“Mỗi cơ sở sản xuất chỉ cần có khoảng từ 20-30 lao động, thậm chí là 5-10 người lao động, là họ có thể sản xuất được một số mặt hàng thời trang y hệt các thương hiệu được bán trên thị trường. Họ làm giả được với những thương hiệu bình dân như thời trang xuất khẩu Việt Nam, Made in Vietnam,… cao hơn nữa là những nhãn hiệu thời trang cao cấp của nước ngoài có giá trị lớn”, vị doanh nghiệp trên tiết lộ thêm.

Hàng Trung Quốc đội lốt, 'made in Việt Nam' toàn hàng Tàu - ảnh 1

Các nhãn hiệu hàng thời trang như: Made in Việt Nam, hàng xuất khẩu Việt Nam… thực chất đều là hàng giả

Thời trang Việt thua đau trên sân nhà

Chia sẻ về vấn nạn hàng giả, hàng Trung Quốc trà trộn đội lốt thương hiệu hàng Việt, ông Bùi Đức Thịnh, Tổng Giám đốc Công ty may Sông Hồng, là một trong 5 doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất Việt Nam nói: Ngay như sản phẩm chăn ga gối đệm khá nối tiếng của Sông Hồng cũng đã bị hàng Trung Quốc trà trộn vào làm giả, làm nhái khiến công ty gần như bất lực, không thể làm gì hơn ngoài việc khuyến cáo người tiêu dùng và hướng dẫn họ cách phân biệt hàng thật, hàng giả.

“Tại sao tôi không dám sản xuất quần áo? Vì tôi làm sẽ thất bại ngay bởi chưa nói đến các “thủ phủ” hàng fake ở nước ngoài như Quảng Châu, mà ngay trong nước thôi, nhiều trung tâm sản xuất hàng giả nối tiếng cả nước như: Đáp Cầu (Bắc Ninh), Thổ Tang (Vĩnh Phúc)…, vẫn tồn tại và phát triển bao năm nay mà không có lực lượng chức năng nào xử lý cũng đã đủ để nói về vấn nạn khủng khiếp này rồi!”, ông Thịnh bức xúc nói.

Trên thực tế, hàng giả, hàng Trung Quốc gắn mác hàng Việt lại có giá cực rẻ. Để chứng minh cho thực tế này, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang đưa ra ví dụ: “Để may một chiếc áo sơ mi bình thường sản xuất ở nhà máy có tiêu chuẩn, chất lượng thì mỗi mét vải có giá khoảng 180 USD. Nhưng cũng một mét vải đó nếu sản xuất ở một cơ sở gia công nào đó không kiểm soát được chất lượng thì giá mỗi mét vải này chỉ khoảng 80 USD thôi nên giá chiếc áo sơ mi ở cở sở may gia công chỉ bằng khoảng ½ so với giá chiếc ao sơ mi có chất lượng”.

Hàng bên ngoài không ai có thể kiểm chứng được chất lượng nhưng vì giá rẻ nên được người tiêu dùng ưa chuộng, trong khi hàng Việt có đủ các tiêu chuẩn an toàn về thuốc nhuộm cũng như hóa chất nhưng vì giá cao gấp đôi nên ít người mua. Doanh nghiệp nội thua đau trên sân nhà cũng là một trong những nguyên do này.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang, hiện một số thương hiệu thời trang trong nước như May 10, Việt Tiến hay Nhà Bè… đều đã chiếm được thị phần trong nước.

Tuy nhiên, thị trường nội địa với sức mua hơn 90 triệu dân được đánh giá là thị trường rất tiềm năng. Nhưng hiện tại, doanh nghiệp trong nước mới chiếm lĩnh được khoảng 20-30% thị phần. Trong khi ngày càng có nhiều hàng lậu, hàng nhái kém chất lượng, nhất là hàng thời trang Trung Quốc đội lốt hàng Việt bày bán tràn lan trên thị trường lại được người tiêu dùng ưa chuộng vì giá rẻ khiến cho nhiều thương hiệu thời trang trong nước gần như không còn chỗ đứng cho riêng mình.

Hải Yến

Doanh nghiệp Việt nỗ lực ‘mở lối đi riêng’ ở thị trường Hàn Quốc

Doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực ghi dấu ấn tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Seoul Food 2025 với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.