GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

Ở cái tuổi “Cửu thập siêu thọ” (91 tuổi), GS Trần Văn Khê vẫn rất minh mẫn khi kể về Tết cổ truyền của người Nam Bộ. Trong đó, đờn ca tài tử là một phần không thể thiếu và trở thành nét văn hóa vui xuân của người Nam Bộ xưa. Nhân ngày đầu xuân, PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện với GS Trần Văn Khê về vấn đề này.

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

GS bắt đầu gắn bó và nghiên cứu về loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử từ khi nào?

Tôi bắt đầu nghiên cứu về đờn ca tài tử vào năm 1953, nhưng đã tiếp cận từ khi còn trong bụng mẹ. Lúc mẹ tôi mang thai tôi, người cậu ruột mỗi ngày đều thổi sáo cho thai nhi nghe. Từ bé tôi có thể biểu diễn đờn ca tài tử, nhưng khi lớn lên, tôi lại say mê nhạc phương Tây, một thời gian xao lãng âm nhạc dân tộc.

Sau này khi sang Pháp học, có một khoảng thời gian ba năm liền tôi phải nằm điều trị tại nhà dưỡng lao. Đây cũng chính là lúc tôi dành nhiều thời gian để suy nghĩ và chợt giật mình khi thấy mình đang đi sai đường, cần phải trở về với âm nhạc dân tộc. Tôi bắt đầu trở lại luyện tập đờn tranh, đờn kìm, đờn cò và viết thư cho cậu ruột hỏi thăm về đờn ca tài tử.

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

Năm 1953, tôi chọn âm nhạc dân tộc làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ, trong đó hiểu biết nhiều nhất là đờn ca tài tử.

Năm 1954, tôi xuất viện và tiếp tục học trường Nhạc học. Từ đây, tôi có được phương pháp nghiên cứu để nghiên cứu sâu sắc hơn và nhiều hơn về đờn ca tài tử, không sai lệch bản chất của âm nhạc đờn ca tài tử.

Năm 1958, tôi bảo vệ luận án tiến sĩ thành công. Trong luận án này, âm nhạc đờn ca tài tử có một vị trí quan trọng vì hiểu rõ những nhạc khí dùng trong đờn ca tài tử, những hơi điệu, biết cách ghi âm…

Đờn ca tài tử có vị trí như thế nào trong ngày Tết Nguyên đán của người Nam Bộ xưa thưa GS?

Đối với gia đình tôi, một gia đình có truyền thống mộ điệu đờn ca tài tử tại Nam Bộ thì mùng hai Tết Nguyên đán là một ngày hết sức quan trọng. Đây được xem là buổi “khai đờn” long trọng, như văn nhân “khai bút” hay nhà nông “khai canh”, chính là một nét đẹp truyền thống mang đậm tính văn hoá dân tộc.

Ngày hôm đó, mọi người trong dòng họ tụ tập tại nhà người cậu thứ Tư, vừa vui Xuân vừa dự buổi hòa nhạc theo phong cách đờn ca tài tử miền Nam. Bà con lối xóm và những người mộ điệu ở khắp nơi cũng đến rất đông để thưởng thức âm nhạc.

Tiếc là ngày nay, do công việc mỗi người mỗi cảnh nên không thể tiếp tục duy trì truyền thống này.

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

Chơi ĐCTT trong ngày Tết cổ truyền là một nét văn hóa truyền thống

GS có thể nói thêm về không gian chơi đờn?

Khung cảnh chơi đờn ca tài tử không cần quá long trọng nhưng phải tạo được không khí nhậu chơi, uống rượu, nói chuyện rồi ngồi đờn. Khi đờn, có những lúc cao hứng, nhập điệu, đó là lúc đờn hay nhất. Và không khí uống rượu, tâm tình là “chất xúc tác” tạo cảm hứng cho người chơi.

Nói như vậy để thấy, không phải đờn ca tài tử kêu đờn là đờn được. Mà phải có hứng mới đờn.

Hồ sơ Đờn ca tài tử Nam Bộ đã trình Unesco hồi tháng tư đến nay. Là người tham gia cố vấn cho bộ hồ sơ này, GS có lòng tin như thế nào vào việc đờn ca tài tử Nam Bộ sẽ sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

Tôi có lòng tin đối với đờn ca tài tử Nam Bộ, vì trước khi làm hồ sơ, khoảng thời gian bên Pháp, tôi đã “dọn đường” cho bộ hồ sơ này rồi.

Năm 1963, tôi nhờ bà Bá tước De Chambure về Việt Nam phối hợp với GS Nguyễn Hữu Ba ghi âm lại những bản đờn ca tài tử như: Tây Thi, Ngũ đối hạ… do nghệ nhân Sáu Tửng đờn kìm, nghệ sĩ Bạch Huệ ca. Khi giới thiệu với Unesco đĩa hát này, Unesco đã có lời khen ngợi.

Năm 1972, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo dạy học bên Mỹ, có ghé Paris cùng tôi thu âm đĩa hát cho hãng đĩa Ocora (Đài phát thanh Pháp). Người nghe hoan nghênh vô cùng. Unesco hay tin, liên hệ với tôi và mong muốn làm một đĩa mang nhãn hiệu Unesco với đề tài là Musical sources (nguồn gốc âm nhạc) mà chủ đề là nhạc tài tử.

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

"Tôi có lòng tin đờn ca tài tử sẽ sớm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại"

Lần này, Unesco phái chuyên gia Hubert de Frayseix sang nhà tôi tại Pháp để thu âm, chụp hình tôi và nhạc sư Vĩnh Bảo biểu diễn. Đĩa hát ngay sau đó được phổ biến khắp nơi. Xem như Unesco đã gián tiếp nhìn nhận rằng đờn ca tài tử là môn nghệ thuật có giá trị văn hóa. Từ trước đến nay, các bộ môn nghệ thuật khác chưa được vậy. Đó là thế mạnh.

Năm 1994, nghệ sĩ Hải Phượng cùng tôi ghi âm đĩa nhạc về đờn ca tài tử và đĩa hát đó đã đạt hai giải thưởng, trong đó có một giải thưởng lớn của những nhà phê bình trẻ tuổi người Đức. Được tờ báo “ Thế giới âm nhạc” (Le monde de la musique) đánh giá là: “Choc” (chấn động) trên cả 4 sao.

Đĩa hát về âm nhạc tài tử do Nhạc sư Vĩnh Bảo và tôi ghi âm từ năm 1972 cũng đã được chuyển ra thành CD năm 1994 và đĩa hát đó theo tạp chí Diapason (Pháp) là đĩa hát về nhạc dân tộc bán chạy nhất năm 1994. Tạp chí này đã quyết định tặng cho đĩa hát danh hiệu Diapason d’or. Như vậy, không chỉ có nhà nghiên cứu quan tâm mà đông đảo quần chúng cũng thích và mua đĩa, cho thấy âm nhạc tài tử có một sức cuốn hút lớn đối với người nghe.

Ngoài ra, bộ hồ sơ khi tiến hành lập, được sự quan tâm của nhà nước, tạo sự chú ý theo dõi của cả nước. Và mỗi người nghệ sĩ tham gia hồ sơ đều sẵn sàng đem những cái hay để giới thiệu với nước ngoài.

Làm thế nào để bảo tồn được loại hình nghệ thuật này, thưa GS?

Trước hết, phải đem âm nhạc vào học đường. Không phải để biến học trò thành nhạc công, nhạc sĩ, ca sĩ mà là cho các em biết đờn ca tài tử là gì, cho các em tiếp cận. Tổ chức những buổi chơi tài tử chứ không phải thi, tạo hào hứng trong các em.

Mà muốn chơi được thì phải sống được trước đã, phải làm sao cho những người thầy giỏi đờn ca tài tử sống được với nghề. Nghệ nhân đờn ca tài tử mà phải đi làm thợ mộc thì còn ai muốn theo nghiệp tài tử.

GS Trần Văn Khê: “Khai đờn” đầu xuân là lễ long trọng!

"Muốn bảo tồn loại hình nghệ thuật ĐCTT thì phải làm cho nghệ nhân sống được với nghề"

Truyền thông đại chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến âm nhạc dân tộc. Phát sóng đờn ca tài tử mà toàn phát những giờ không ai nghe thì làm sao người ta tiếp cận. Còn khi có minh tinh màn bạc nước ngoài sang Việt Nam thì lại đưa lên truyền hình, vé bán 200 – 300.000 đồng, giới trẻ đỗ xô chạy mua đi nghe… Trong khi đó, đờn ca tài tử tổ chức rất cực khổ, không thu vé lại không ai xem.

Việc thay đổi tư duy không phải chỉ một ngày, một buổi hay một người làm được, mà là một câu chuyện dài và cần sự thay đổi của cả nước.

Cảm ơn GS. Chúc GS năm mới nhiều sức khỏe!

Duy Nguyên

Ảnh: Triệu Long

Ảnh: Triệu Long

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !