'Nếu là Thúy Kiều em có lựa chọn nào khác', bài viết của nữ sinh Hà Nội khiến giáo viên cho ngay điểm 9

Nhân vật Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được nữ sinh này 'vẽ' cho một cái kết khác, vô cùng chủ động và phù hợp thời đại.

Nhắc tới Truyện Kiều, hẳn ai đã từng là học sinh cũng có thể kể ra vanh vách đoạn trường đầy nước mắt của người con gái phải bán mình chuộc cha, chấp nhận hy sinh đoạn tình duyên mới chớm. Bên tình bên hiếu dùng dằng, Nguyễn Du đã đưa Kiều vào một mâu thuẫn, một sự gay cấn giằng xé trong suy nghĩ: Sao cho cốt nhục vẹn tuyền. Đặt lên bàn cân để suy nghĩ, để đắn đo, rồi Kiều tự quyết định: Với tình yêu, tuy lời thề chỉ mất đi kho biển cạn, núi mòn (thệ hải minh sơn), nhưng chuyện làm con mới là lớn: Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

Mới đây, một câu hỏi văn học đặt học trò vào tình huống "Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)" thì "Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?", một em học sinh lớp 10 khiến nhiều người không khỏi khen ngợi cho cách suy nghĩ mang tính chủ động, sáng tạo của mình.

Được hỏi: "Nếu là Thúy Kiều em có lựa chọn nào khác", nữ sinh ở Hà Nội chia sẻ thẳng thắn khiến giáo viên ngỡ ngàng, cho ngay điểm 9 - Ảnh 1.

Em học sinh đưa ra chính kiến riêng của mình: "Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục, không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh".

Bài văn được thầy giáo đánh giá cao, và cho điểm 9. Thầy giáo chia sẻ: "Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân".

Trên thực tế, mỗi thời đại, giai đoạn sẽ có những cách xử lý, suy nghĩ khác nhau. Việc bán thân mình để lấy tiền quả thực là một sự đánh đổi quá lớn. Thúy Kiều đã đặt chữ hiếu lên trên hết, trên cả bản thân mình nên đã đưa ra... Nhưng xét toàn bộ nội dung vụ việc trên thấy rằng việc bán mình chuộc cha của Thúy Kiều là một hành động không còn lối thoát. Tuy nhiên, có không ít lời khen ngợi dành cho cô nữ sinh thẳng thắn này.

Cũng với câu hỏi này, nhiều học sinh đã nêu ý tưởng bá đạo khiến dân tình ngã ngửa:

Được hỏi: "Nếu là Thúy Kiều em có lựa chọn nào khác", nữ sinh ở Hà Nội chia sẻ thẳng thắn khiến giáo viên ngỡ ngàng, cho ngay điểm 9 - Ảnh 2.

Nếu là Kiều em sẽ không bán thân và sẽ lấy sắc đẹp để đi thi tuyển vợ của các đại gia để có tiền chuộc cha.

Được hỏi: "Nếu là Thúy Kiều em có lựa chọn nào khác", nữ sinh ở Hà Nội chia sẻ thẳng thắn khiến giáo viên ngỡ ngàng, cho ngay điểm 9 - Ảnh 3.

Nếu là Kiều em sẽ cùng Kim Trọng góp vốn làm ăn chung để kiếm tiền chuộc cha.

Theo Nhịp sống Việt

Dòng họ nức tiếng có 3 cha con cùng đỗ tiến sĩ, nhiều năm làm quan lớn

Dòng họ Phan Huy ở Hà Tĩnh vang danh cả nước về truyền thống hiếu học, khoa bảng, có nhiều hiền tài được sử sách lưu danh. Trong đó, có 3 cha con Phan Huy Cẩn cùng đỗ tiến sĩ, đóng góp nhiều công trạng cho đất nước.

Ngôi làng nhỏ có đến hàng trăm giáo sư, tiến sĩ

Làng Nguyệt Viên (xã Hoằng Quang, TP Thanh Hóa) được biết đến là “làng khoa bảng”, nơi đây vẫn còn tấm bia ghi danh 11 vị tiến sĩ. Tiếp bước truyền thống hiếu học, đến nay, làng Nguyệt Viên đã có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ.

Thủ khoa tốt nghiệp sớm 1 năm, điểm cao nhất trong lịch sử Kinh tế Quốc dân

Hoàn thành chương trình tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ trong 3 năm với bảng điểm 100% đạt A và A+, Nguyễn Hoàng Dương trở thành thủ khoa có điểm cao nhất trong lịch sử của ngôi trường này.

Dòng họ có 2 cha con tiến sĩ làm quan to, cuối đời từ chức vì 'quá vinh hiển'

Trong số 82 văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám có khắc tên hai cha con cùng đỗ đại khoa là Trạng nguyên Giáp Hải và Tiến sĩ Giáp Lễ. Những giai thoại kể về sự hiếu học và đỗ đạt vinh hiển ấy luôn là niềm tự hào của dòng họ Giáp tại Bắc Giang.

Nữ sinh Hà Nội được 6 đại học Mỹ chào đón, có trường cấp học bổng 8,4 tỷ

Là một trong 25 ứng viên nhận được học bổng toàn phần, xét chọn từ 12.500 hồ sơ, Trâm Anh sẽ được cấp 8,4 tỷ đồng nếu theo học tại Đại học Richmond (Mỹ).

Bộ Giáo dục: 'Ngừng tuyển sinh hệ THCS trong các trường chuyên là đương nhiên'

Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay, mô hình khối THCS trong trường chuyên mà cụ thể là việc tồn tại hệ THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam hay THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không nằm trong quy định pháp lý nào.

Chỉ tốt nghiệp THPT, nữ CEO khởi nghiệp doanh thu chục tỷ, gây bão Shark Tank

18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Thu Hoa (dân tộc Mường, Phú Thọ) quyết định khởi nghiệp khi nhìn thấy tiềm năng phát triển món ăn truyền thống của quê hương.

Mất hơn 20 triệu đồng để 'cọc' suất vào lớp 10 trường tư Hà Nội cho con

Đến thời điểm này, khi Sở GD-ĐT còn chưa chốt số môn thi vào lớp 10 công lập năm 2024, nhiều trường tư ở Hà Nội đã đưa ra mức phí ghi danh, hay còn gọi cọc giữ chỗ.

Bỏ hệ THCS trong trường chuyên: Bớt cảnh ‘chạy sô’ đến lò luyện từ cấp 1

Học sinh tiểu học, THCS cần có thời gian vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất để phát triển toàn diện. Không nên ép các con vừa vào cấp 1 đã lao đến lò luyện thi.

Nhiều năm đưa con đến lò luyện, phụ huynh lo trường Ams dừng tuyển lớp 6

Trước thông tin Hà Nội có thể phải dừng tuyển sinh các lớp không chuyên trong trường chuyên, nhiều phụ huynh bày tỏ sự tiếc nuối, song cũng có không ít ý kiến cho rằng phù hợp.

Đang cập nhật dữ liệu !