Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

“Em nhớ mãi ngày bố mất là vào năm 2012. Sau khi bố ra đi, phần lớn thời gian em ở nhà một mình do mẹ phải gồng gánh vai trò của cả hai người. Hoàn cảnh ấy đã khiến em tự thu mình lại, hay thức đêm, suy nghĩ nhiều và ít giao tiếp đến mức báo động”, Đoàn Minh Quang, học sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nhớ lại khoảng thời gian em từng sống trong “ngập tràn những suy nghĩ tiêu cực” khi bố đột ngột ra đi.

Để thoát khỏi cảm giác cô đơn, Quang tìm đọc các cuốn sách về khoa học, self-help và triết học như một cách giải tỏa cảm xúc. Tình trạng ấy kéo dài cho đến đầu năm lớp 8, nam sinh bắt đầu cảm thấy “không ổn” và có khao khát xóa bỏ sự nhút nhát trong con người mình. 

“Thời điểm đó, người ảnh hưởng nhất tới em chính là mẹ. Mẹ luôn yêu thương, cố gắng để em không phải chịu bất cứ thiệt thòi nào trong cuộc sống. Mẹ cũng luôn muốn em được học tập trong những môi trường tốt nhất dù điều đó có thể vượt tầm tài chính đối với một giáo viên như mẹ”, Quang nói. 

Nhờ sự động viên của mẹ, lần đầu tiên khi đang là học sinh của trường THCS Archimedes, Quang quyết định thử sức với học bổng của Trường THPT Chuyên Toán và Khoa học, Đại học Quốc gia Singapore. Mặc dù chỉ lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng nhưng đó cũng là động lực thôi thúc em có thêm niềm tin vào bản thân.

z5348053852940 5046bb8a8d7a66b9b0bb2cc52e4dbfcc.jpg
Đoàn Minh Quang hiện là học sinh trường THPT Chuyên Ngoại ngữ.

Năm cấp 3, khi theo học tại trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, nghe bạn bè nói về chuyện đi du học, Quang cũng dự định sẽ tích lũy đủ tiền và đi sau khi tốt nghiệp đại học. Cho đến mùa hè năm lớp 11, khi chỉ còn vỏn vẹn 5 tháng trước kỳ xét tuyển sớm, một người cô thân thiết động viên Quang nên thử sức với du học Mỹ. Người này cũng thuyết phục mẹ của Quang nên để con nộp hồ sơ vì nhận thấy khả năng của em. Cuối cùng, khi chỉ còn vài tháng nước rút, hai mẹ con quyết định bắt tay vào làm hồ sơ thông qua việc tối ưu những gì sẵn có.

Trong số những ngôi trường Quang nộp vào, hầu hết đều là các trường đại học khai phóng như DePauw University, Wabash College, Furman University, Kenyon College... Quang cho biết có nhiều lý do khiến em đưa ra quyết định này, nhưng điều quan trọng nhất là học phí tại đại học Mỹ nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình em. 

Vì thế, các trường đại học khai phóng sẽ là những lựa chọn tốt giúp em có cơ hội xin được mức học bổng cao. Ngoài ra, những ngôi trường này cũng cho phép sinh viên được thay đổi ngành nếu cảm thấy không phù hợp. Đây là điều khiến Quang rất tâm đắc.

Sau khi xác định những ngôi trường mình mong muốn nộp vào, trong vỏn vẹn 5 tháng, Quang bắt đầu tập trung làm hồ sơ, viết luận, xin thư giới thiệu và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết. 

Ngoại trừ SAT, Quang không đến bất kỳ lớp học thêm nào, kể cả việc học các môn chính trên trường.

“Em hiểu rằng mỗi lần thi lại là một lần gánh nặng về tài chính. Em không muốn tạo thêm áp lực cho mẹ nên tự đặt ra mục tiêu và thử thách cho mình bằng việc chỉ thi duy nhất một lần cho các chứng chỉ, sử dụng bằng tiền em đi làm trợ giảng, gia sư và bưng bê ở quán cà phê...”, Quang nói.

Theo đó, nam sinh đã thử sức với công việc làm thêm để giảm gánh nặng tài chính cho mẹ. Sự quyết tâm này đã giúp Quang đạt được 1540/1600 SAT và 8.0 IELTS ngay trong lần thi đầu tiên.

z5348053835804 dd560e78c294c330c9121af7e22c283e.jpg

Trong quãng thời gian cấp 3, Quang cũng đã thay đổi mình rất nhiều thông qua việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, nghiên cứu khoa học. Do chưa có ý định đi du học từ sớm, những điều này em làm đều không xuất phát vì mong muốn có một bộ hồ sơ đẹp mà chỉ để thỏa mãn sự tò mò, khát khao tri thức và sự tự thử thách bản thân. 

Hứng thú tham gia các cuộc thi về Toán và Khoa học, Quang cùng hai người bạn tham gia và giành được giải Vô địch Toán mô hình năm 2023. Ngoài ra, nam sinh cũng có một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phương pháp dạy con lên hứng thú học tập của học sinh được đăng trên tạp chí quốc tế. 

Trên trường, Quang là trưởng ban chuyên môn câu lạc bộ khoa học CNN Science Intelligence và tự thành lập một ban nhạc riêng. Trong bộ hồ sơ của mình, nam sinh tạo một “art portfolio” bao gồm hình ảnh những lần em tham dự các cuộc thi về âm nhạc, đi diễn cùng ban nhạc, những bài hát em tự cover và nhảy…

Quang cho rằng, những điều em làm có thể không liên quan nhiều đến nhau nhưng đều thể hiện rất rõ ràng con người của em. Chẳng hạn như em từng áp dụng kỹ năng thanh nhạc khi nói chuyện, từ đó gây được sự chú ý với người khác. Dần dần, em “nghiện” cảm giác muốn trải nghiệm những thứ mới và thường “làm mới” những thứ sẵn có theo cách khác đi.

Chia sẻ trong bài luận, Quang cũng kể về từng giai đoạn phát triển của cuộc đời mình, trong đó, có mảng ký ức hiếm hoi giữa em với bố và cảm giác như đổ gục sau sự ra đi của ông. Nhưng rồi, từ một đứa trẻ luôn phải ở nhà một mình, tự tìm kiếm thú vui cho bản thân, nhờ những điều đọc được thông qua trang sách, em dần dần “chuyển mình”. Quang bắt đầu dám thể hiện bản thân, bộc lộ nhiều hơn các sở thích, dám thử những thứ mới, nhờ đó có được những thành quả và những người bạn đầu tiên. 

Việc viết về hành trình bản thân đi qua, theo Quang đã khiến cho hội đồng tuyển sinh nhìn thấy rõ con người của em. “Có lẽ, ban tuyển sinh thấy ở em sự lập dị. Em có thể sẵn sàng nhảy vào làm bất cứ thứ gì em thấy hứng thú đến mức quên ăn, quên ngủ.

Em cũng có thể kết hợp những thứ tưởng chừng không liên quan đến nhau để tạo ra những thứ mới lạ… Tất cả những điều ấy khiến họ cảm thấy tò mò và hứng thú”.

z5348053866352 5c4bfa98c3bb2332b02bcc69c3e33201.jpg

Nộp hồ sơ tới 15 trường đại học, Quang nhận được “cái gật đầu” từ nhiều ngôi trường Mỹ, trong đó có một số trường sẵn sàng cấp cho em mức học bổng từ 4 – 6 tỷ đồng như DePauw University, Wabash College, Furman University…

Tuy nhiên, Quang quyết định sẽ theo học ngành Toán học tại Kenyon College, ngôi trường em cho rằng có văn hóa phù hợp với tính cách mình. Đặc biệt, Quang từng đọc và nhận thấy sinh viên của trường rất hạnh phúc với những việc mình làm, trong khi trường luôn tôn trọng những nét khác biệt của từng sinh viên. Mặt khác, đây cũng là ngôi trường cấp cho em mức học bổng cao nhất, khoảng hơn 7 tỷ đồng.

Lựa chọn theo học ngôi trường này, Quang kỳ vọng trong quãng thời gian học tập tại đây, em sẽ có cơ hội tham gia nghiên cứu và thực tập cho các doanh nghiệp lớn tại Mỹ.

Để có được kết quả này, Quang cũng cảm thấy biết ơn mẹ và các thầy cô đã từng dạy dỗ, giúp đỡ em trong suốt quãng thời gian phổ thông. “Em may mắn được sống trong tình yêu thường, sự bao bọc, hướng dẫn của mẹ và các thầy cô. Em vẫn luôn tin rằng, khi sống với lòng biết ơn và luôn có kế hoạch rõ ràng, bản thân có thể vượt qua được tất cả những khó khăn và tự nắm lấy tương lai của chính mình”, Quang nói.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Đang cập nhật dữ liệu !