'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

LỜI TÒA SOẠN

Nhiều giáo viên chia sẻ, nghề giáo đang Phải chịu quá nhiều áp lực. Áp lực từ sự đòi hỏi phải không ngừng đổi mới sáng tạo của nghề; từ sự kỳ vọng quá lớn ở phụ huynh, học sinh; từ chính cuộc mưu sinh của các thầy cô... VietNamNet mở diễn đàn Áp lực nghề giáo – nơi chia sẻ mọi vui, buồn của người đứng trên bục giảng. Độc giả có thể chia sẻ câu chuyện của mình về email: Bangiaoduc@vietnamnet.vn. Bài viết được đăng tải sẽ nhận nhuận bút theo quy định. Xin cảm ơn!

Nghỉ việc, giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy

Không may gây ra lỗi trong quá trình giảng dạy, dưới áp lực của dư luận, không muốn bản thân trở thành “tâm bão”, nhiều giáo viên chấp nhận nghỉ việc để giữ được sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy.

Mở đầu câu chuyện buồn của mình, cô T.T.H - giáo viên một trường THCS tại Hà Nội, cho biết, cô chọn nghề giáo bởi theo quan niệm của nhiều người, đây là một trong những nghề cao quý nhất của xã hội. 

“Có 2 nghề mọi người đều kính trọng gọi bằng "thầy" là thầy giáo và thầy thuốc. Vì thế tôi quyết định chọn nghề giáo. Thế nhưng sau 10 năm làm nghề, tôi quyết định chấm dứt sau một tai nạn nghề nghiệp”, cô H. ngậm ngùi nói.

Cách đây 5 năm, khi còn là giáo viên dạy môn Toán, chứng kiến cảnh học sinh liên tiếp không làm bài tập lại còn thách thức cô giáo, trong lúc nóng giận cô H. đã dùng thước kẻ đánh vào lưng học sinh.

Những tưởng điều ấy giúp học sinh nhận ra lỗi lầm và chăm chỉ học hành để có kết quả tốt hơn nhưng ngay sau khi phát hiện sự việc, phụ huynh đã làm ầm ĩ và đòi gặp ban giám hiệu nhà trường.

“Nhận thức được sự nóng giận dẫn đến hành động chưa chuẩn mực, tôi xin lỗi phụ huynh nhưng không được chấp nhận.

Sau đấy, tôi mất một ngày để làm các loại báo cáo tường trình về sự việc. Chưa dừng lại ở đó, phụ huynh gửi tối hậu thư yêu cầu tôi và hiệu trưởng tới nhà xin lỗi. Khi ấy, tôi cần phải quỳ xuống xin lỗi, họ mới chấp nhận tha thứ, nếu không họ sẽ không để yên cho tôi đứng lớp tiếp tục giảng dạy”, cô H. kể.

huehoc.jpg
Học sinh TP.HCM trong lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 (Ảnh minh họa: Huế Nguyễn)

Ngày ấy, cô giáo H. chỉ nghĩ đơn giản rằng, với học sinh, một roi vào tay hoặc trách phạt học sinh để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Tuy nhiên, điều cô không ngờ tới là phụ huynh không đồng quan điểm với giáo viên trong việc dùng hình phạt để giáo dục học sinh.  

“Tôi biết mình sai, mình cần xin lỗi công khai, chân thành tới học sinh và phụ huynh nhưng phụ huynh không đồng ý.

Sốc và không thể chấp nhận được việc phải xin lỗi bằng cách quỳ gối với chính học sinh của mình, tôi quyết định chấm dứt cơ duyên với nghề. Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy. Tôi sai khi dùng thước đánh học sinh nhưng điều ấy không có nghĩa là ép tôi làm điều trái với truyền thống tôn sư trọng đạo, xúc phạm danh dự nghề nghiệp của nhà giáo”, cô H. khẳng định.

'Chúng tôi yêu nghề nhưng...'

Sau 3 năm vào nghề, thầy N.V.T (Hà Nội) quyết định nộp đơn xin nghỉ, cùng vợ mở cửa hàng kinh doanh quần áo.

Tốt nghiệp đại học với tấm bằng Giỏi trong tay, mang theo bao nhiệt huyết đầu quân vào một trường THPT tại Hà Nội nhưng chỉ sau 3 năm, thầy T. quyết định nghỉ việc.

"Tôi là giáo viên Thể dục. Ở cấp THPT, nhiều học sinh mang theo tư tưởng coi Thể dục là môn phụ nên không chịu nghiêm túc tập luyện, ngược lại còn hỗn láo với giáo viên.

Có những lúc, tôi thấy mình thực sự bất lực trước sự ngang ngược của học trò. Đánh học sinh, thầy cô sẽ bị quy kết là có hành vi bạo lực học đường. Bực tức, cáu, quát mắng, học sinh sẽ quay video, cắt xén đăng lên mạng xã hội. Lúc này, thầy giáo lại trở thành tội đồ. 

Nhiều lúc, tôi tự trấn an bản thân tặc lưỡi, chấp nhận nghe lũ nhỏ đáng tuổi con mình giễu cợt, xúc phạm để tiếp tục tình yêu với nghề. Thế nhưng, lương tâm nghề nghiệp không cho phép, tôi quyết định dừng chân với nghề sư phạm”, thầy T. cho hay.

Từ ngày nghỉ việc, thầy T. cho biết cuộc sống trở nên "dễ thở" hơn. “Sáng tôi đi chở hàng giao đến các khách sỉ, trưa về cùng vợ sắp xếp hàng, chiều lại dọn hàng. Thi thoảng mệt, tôi có thể nghỉ ngơi. Áp lực nghề giáo đã không còn”, thầy T. nói.

Thỉnh thoảng, nam giáo viên vẫn nhớ trường, nhớ lớp nhưng anh khẳng định không hối hận với quyết định của bản thân.

Trước đó, một bài chia sẻ của nữ giáo viên mầm non nghỉ dạy sau 10 năm theo đuổi công việc cũng gây dậy sóng trong cộng đồng mạng. 'Lúc mới vào nghề, chứng kiến một chị đồng nghiệp bị phụ huynh xông vào tát, tôi thấy thương cái nghề của mình biết bao. Người ta nói áp lực tạo nên kim cương nhưng nghề mầm non áp lực tạo nên quyết định nghỉ việc", cô giáo ở Quảng Bình trải lòng sau khi nộp đơn xin nghỉ việc.

Tâm thư của cô giáo đã chạm đến cảm xúc của nhiều giáo viên đồng cảnh ngộ.

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !