Tiến sĩ báo lịch học online kiểu 'troll sấp mặt' nhưng học trò lại nguyện cả tuần học môn của thầy!

Vị giảng viên có học vị Tiến sĩ lập hẳn fanpage để tương tác với sinh viên. Khi thông báo lịch học online, thầy thường xuyên “troll” học trò nhưng sinh viên nào cũng tỏ ra hào hứng và thích thú.

Dịch bệnh kéo dài nên giảng viên và sinh viên phải làm quen với việc chuyển sang hình thức học online. Thay vì gặp mặt nhau trên giảng đường thì thầy và trò chỉ có thể giao tiếp với nhau qua màn hình điện thoại, máy tính. Tưởng chừng điều đó sẽ là một trở ngại lớn nhưng nhiều thầy cô lại có đủ chiêu khiến học online trở lên thú vị hơn.

Mới đây cộng đồng mạng đã vô cùng thích thú với cách tương tác trên mạng xã hội của một thầy giáo tại Hà Nội bởi ngôn ngữ gần gũi với học trò. Những màn "troll" bá đạo của thầy giáo này luôn khiến học trò cười sái quai hàm, qua đó có tinh thần vui vẻ và hào hứng nhất bước vào buổi học.

{keywords}
Dòng thông báo đánh trúng tâm lý của nhiều học trò mong nhà thầy mất mạng internet để khỏi phải học online đây mà!
{keywords}
"Đá xoáy" bệnh ngủ nướng, đổ lỗi cho hoàn cảnh của các học trò lười biếng.
{keywords}
{keywords}
Lại thêm một lý do chiều lòng học trò!

Trong các bài viết thông báo về lịch học, thầy giáo thoải mái chia sẻ tâm tư: “Theo lịch thì 7h phải vào học rồi nhưng mà lúc đó tôi chưa dậy, nên 8h30 ta bắt đầu nhé. Còn phải ăn sáng, uống cà phê, check email, lướt face hóng biến comment gây war đã, xong mới dạy được”.

Hoặc đôi khi thầy giáo thông báo nghỉ học thế này: “Tuần này không học bù đâu. Trời đánh tránh ngày chủ nhật. Học bù vào chủ nhật là trời phạt đó”.

Dưới phần bình luận, rất nhiều học trò tỏ ra rất hào hứng với "vựa muối" của thầy, liên tục để lại lời khen: “Thầy dễ thương quá”, “Học lớp thầy chắc cười xỉu lên xỉu xuống”, “Thầy cứ tâm lý thế này thì em nguyện học cả tuần môn Nhân học ạ!”, “Thầy giáo kute nhất Việt Nam!”....

Được biết, nhân vật chính trong câu chuyện này là Tiến sĩ Lâm Minh Châu, hiện đang là giảng viên khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.

Từ khi triển khai chương trình giảng dạy online, thầy Châu đã lập hẳn một trang Fanpage có tên là: Teaching - Lam Minh Chau với mục đích là để thông báo, cung cấp thông tin về các lớp học online cho sinh viên, bên cạnh đó thầy cùng các cộng sự của mình cũng chia sẻ nhiều thông tin bổ ích liên quan đến kiến thức môn học.

{keywords}
Chân dung giảng viên "vựa muối" Lâm Minh Châu
{keywords}
Bỏ qua khoảng cách thầy trò đi nhé, chúng ta là "anh em một nhà"!
{keywords}
Dòng thông báo mang tính chất 'thầy biết cả đó nhé!".
{keywords}
Chỉ khi đặt mình vào học trò thì người thầy mới thấu hiểu và tâm lý được như thế này thôi.

Dù mới thành lập từ cuối năm 2020 nhưng trang fanpage của thầy Minh Châu đã thu hút về gần 5.000 lượt theo dõi. Bất ngờ hơn là không chỉ có sinh viên trong trường mà còn có các sinh viên trường khác cũng theo dõi. Đọc bình luận mới biết các bạn ấy yêu thích cách nói chuyện hóm hỉnh, gần gũi của thầy Châu như thế nào!

Dù mang học vị tiến sĩ nhưng thầy giáo Minh Châu không hề khiến mình xa cách với học trò. Bằng những câu nói dí dỏm, thân thiện của mình, thầy đã khơi dậy được cảm hứng và động lực học tập cho học trò khi phải học online.

Cho đến hiện tại, trang fanpage không cập nhật hình ảnh riêng tư về thầy nhưng mỗi bài viết đều thu hút nhiều lượt yêu thích và bình luận rôm rả, có sinh viên còn hóm hỉnh đặt cho thầy biệt danh “Thầy giáo kute nhất Việt Nam”.

Thầy giáo mặc chiếc áo lạ, chẳng nói câu gì mà cả lớp run bần bật!

Thầy giáo mặc chiếc áo lạ, chẳng nói câu gì mà cả lớp run bần bật!

Nhìn thầy "lên đồ" như thế này, học trò vội vàng bảo nhau phải học tập cho tốt!

Bạch Dương

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

'Khóc ròng' ở trường quốc tế học phí tiền tỷ: Đi không được, ở cũng không xong

Tin tưởng nhà trường, không ít phụ huynh ‘xuống tiền’ cho vay từ vài tỷ đến chục tỷ. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập với mức chi phí 0 đồng. Đây cũng là nguồn cơn khiến nhiều phụ huynh ‘khóc ròng’ vì chờ mòn mỏi nhưng không đòi được “nợ”.

Học sinh lớp 11 Hà Nội lọt nhóm đầu tư chứng khoán xuất sắc tại trường Mỹ

Trong vòng 1 tháng khi tham gia trên sàn giao dịch chứng khoán ảo, Thái Toàn làm tăng khối lượng “tài sản” từ 1 triệu USD lên 7,5 triệu USD.

Tình tiết lạ vụ học sinh nghi bị thầy giáo đánh phù nề vùng đầu

Một số học sinh khẳng định thầy giáo có dùng que nhỏ đánh vào đầu Q., nhưng số khác cho biết do Q. đi xe đạp buông hai tay nên bị ngã ra đường.

Đang cập nhật dữ liệu !