Đánh thuế sở hữu 'căn nhà thứ 2', giá nhà ở thành phố Kyoto đang tăng cao

Thành phố Kyoto sẽ tăng thuế với những ngôi nhà không có người ở nhằm thúc đẩy chủ nhà bán bớt hoặc cho thuê.

Theo Asahi, ngày 4/10, Hội đồng thành phố Kyoto thông qua sắc lệnh tăng thuế đối với những ngôi nhà bỏ trống từ năm 2026, bao gồm nhà sở hữu với mục đích đầu tư, để thúc đẩy lưu thông bất động sản.

“Bằng việc đánh thuế các căn hộ và nhà không có người ở, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy chủ sở hữu của chúng bán bớt hoặc cho thuê để ngăn cư dân đi khỏi thành phố”, một quan chức Kyoto nói.

Nhu cầu đối với bất động sản ở thành phố lớn thứ 3 Nhật Bản ngày càng tăng cao. Các chuyên gia nhận định giá nhà ở đang vượt quá tầm với của các hộ gia đình tầm trung. 

Phường Nakagyo, thành phố Kyoto, Nhật Bản. (Ảnh: Asahi)

Trong khi đó, những người giàu có sở hữu ngôi nhà thứ 2 chỉ để đầu tư và thường không sử dụng khiến tình trạng khan hiếm nhà càng trầm trọng. Những người bình thường, đặc biệt là giới trẻ muốn sinh sống lâu dài ở Kyoto gặp nhiều khó khăn.

Nhiều người nước ngoài cũng bỏ cả vài triệu USD để sở hữu các căn hộ ở trung tâm thành phố. Liu Cheng, Chủ tịch Công ty bất động sản Rentong Corp. ở Kyoto, cho biết ông nhận được 4-5 cuộc gọi mỗi ngày từ các khách hàng Trung Quốc, Hong Kong hỏi mua căn hộ gần ga Kyoto hoặc những khu vực sầm uất khác.

“Nhu cầu về nhà ở đã hồi phục 80% so với thời điểm trong đại dịch”, ông Cheng nói.

Theo ông Cheng, Kyoto là mối quan tâm với nhiều khách hàng Trung Quốc vì giá bất động sản ở đây thấp hơn so với các thành phố lớn của Trung Quốc, như Bắc Kinh, Thượng Hải.

Daikyo - Tập đoàn sở hữu các căn hộ cao cấp ở phường Nakagyo (Kyoto) - cho biết giá các căn hộ dao động từ 50 triệu yên (350.000 USD) đến 190 triệu yên (1.300.000 USD). Trong đó, những căn hộ giá cao được mua đầu tiên.

Theo một nghiên cứu, giá căn hộ chung cư mới ở Kyoto đã tăng gần 30% so với thời điểm trước đại dịch.

Chính quyền thành phố cho hay, chỉ trong quý I/2022, số người chuyển đi khỏi Kyoto nhiều hơn so với số người chuyển đến khoảng 5.200.

Trước đó, theo Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, giá các loại bất động sản trên cả nước Nhật Bản, bao gồm cả đất ở và đất thương mại, đã tăng 0,6% kể từ đầu năm 2022 tới nay so với cùng kỳ năm trước.

Bộ trên cho biết, xu hướng phục hồi giá bất động sản diễn ra do nhu cầu nhà ở tại các khu vực đô thị và vùng phụ cận gia tăng, giữa bối cảnh khi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang suy yếu. Giá đất ở tăng trung bình 0,5% và giá đất thương mại tăng 0,4%.

Tại Tokyo, giá đất ở và đất thương mại phục hồi với mức tăng lần lượt là 1,0% và 0,6%, do nhu cầu nhà ở tăng lên khi người dân xem xét lại môi trường sinh sống của họ giữa bối cảnh mô hình làm việc từ xa lan rộng. Giá đất ở và đất thương mại cũng tăng ở ba quận giáp ranh với Tokyo là Saitama, Chiba và Kanagawa.

Bất chấp diễn biến khả quan của thị trường bất động sản Nhật Bản, các chuyên gia trong lĩnh vực này chỉ ra rằng giá đất từ nay sẽ bị ảnh hưởng phần lớn bởi tác động của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với nền kinh tế và thị trường tài chính thế giới, bên cạnh tình hình dịch Covid-19.

Thanh Bình (lược dịch)

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.

Lý do dự báo giá vàng trong nước có thể tăng lên 77 triệu đồng/lượng

Theo Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, nếu giá vàng thế giới lên mức 2.100 USD/ounce thì giá vàng trong nước có thể tăng lên mức 76-77 triệu đồng/lượng.

Tìm cách 'mở lại đường' để tôm hùm bông xuất khẩu vào Trung Quốc

Về lâu dài, người nuôi nên tham gia vào chuỗi liên kết sản phẩm tôm hùm chất lượng, đảm bảo truy xuất được nguồn gốc giúp nâng cao giá trị, giải quyết được vấn đề khi Trung Quốc ngưng nhập mặt hàng này.

Michelin Guide và sức mạnh của những ‘ngôi sao’

Nếu nhìn hành trình Michelin Guide đến Việt Nam như một giấc mơ đã thành hiện thực thì tiếp nối giấc mơ ấy, người làm ẩm thực tại Việt Nam đang đứng trước một hành trình còn dài hơn thế.

Tôm hùm bông đã ế ẩm, còn bị thương lái 'xù tiền'

Người dân lao đao khi tôm hùm bông trên các lồng bè ở vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) bị tồn vì giá rẻ, khó tiêu thụ. Họ còn bị khó đơn khó kép khi thương lái nợ tiền tỷ trong thời gian dài rồi biệt tăm.