Đuổi việc 2 giáo viên tát trẻ mầm non: “Đừng mất bò mới lo làm chuồng”

Sự việc phụ huynh phát hiện 2 cô giáo có hành vi dùng dép đánh vào đầu con mình qua hệ thống camera tại một trường mầm non ở Hải Dương khiến dư luận phẫn nộ những ngày qua.

Cụ thể, một phụ huynh ở Hải Dương thấy con có biểu hiện không chịu đi học nên theo dõi camera của nhà trường.

Đến 10h30 sáng 10/6, phụ huynh này phát hiện cô giáo Hoàng Hải Y. và Ngô Thị Th. – giáo viên tại trường mầm non Hoa Anh Đào (TP.Hải Dương) có hành vi đánh vào đầu con mình nên báo cáo sự việc đến nhà trường và chính quyền địa phương.

{keywords}
Trường mầm non Hoa Anh Đào.

Phòng GD&ĐT TP Hải Dương cho biết đã nhận được báo cáo của nhà trường về vụ việc trên. Báo cáo nêu rõ ngày 10/6/2020, phụ huynh cháu Nguyễn Hà A., lớp 18-24 tháng có đến văn phòng nhà trường Hoa Anh Đào phản ánh về 2 cô giáo chủ nhiệm là Hoàng Hải Y. và Ngô Thị Th. có hành vi tát trẻ trong giờ chuẩn bị cho trẻ đi ngủ.

Sau khi nghe phản ánh của phụ huynh, nhà trường đã có buổi làm việc với gia đình và chính quyền địa phương.

Tại buổi làm việc, nhà trường đã trích xuất camera thời điểm 10h30’ ngày 10/6. Sau khi xem lại hình ảnh camera, nhà trường và lãnh đạo địa phương xác nhận phản ánh của phụ huynh học sinh là đúng. Hai giáo viên nói trên cũng đã có bản tường trình và bản kiểm điểm nhận khuyết điểm.

Nhà trường đã cùng hai giáo viên đến nói chuyện và xin lỗi gia đình cháu Nguyễn Hà A. Sau đó Hiệu trưởng ban hành quyết định buộc thôi việc đối với hai cô giáo vi phạm quy định trong giáo dục và đào tạo.

Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT TP Hải Dương, gia đình cho biết tình hình sức khỏe của cháu A. bình thường. Hiện học sinh này đang được gia đình cho ở nhà, tâm lý tốt hơn.

Theo chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh – Học viện Quản lý giáo dục thì việc trẻ bị bạo hành sẽ khiến thể chất của trẻ bị tổn thương, nguy hại. Tiếp đó, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, hành vi và cách ứng xử của trẻ trong tương lai.

Điển hình, khi bị bạo hành, trẻ sẽ thay đổi tính cách, đang hiền lành bỗng trở nên hung dữ, lì lợm, cũng có trẻ mang tính cách nhút nhát, không muốn tiếp xúc với người khác. Ngoài ra, có những đứa trẻ bị ảnh hưởng tâm lý đến mức ảo giác, bị khủng hoảng tâm thần và gây ra tự kỉ. Những tổn thương này có thể hồi phục, hoặc cũng có thể sẽ đi theo các em mãi mãi nếu như gia đình không có biện pháp điều trị.

“Những tổn thương của trẻ bị bạo hành là rất lớn, không ai có thể biết được tổn thương đó bao giờ lành hẳn hay nó sẽ làm thay đổi tính cách một đứa trẻ. Bạo hành trong môi trường nào cũng phải lên án mạnh mẽ và kiên quyết xử lý mạnh tay chứ đừng nói môi trường giáo dục mầm non. Tôi cho rằng việc cho thôi việc là chưa đủ.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp răn đe, chúng ta cũng đừng mãi lâm vào lối mòn “mất bò mới lo làm chuồng”, học sinh bị bạo hành mới kỷ luật cô giáo. Hệ thống sư phạm cần tuyên truyền tốt hơn bộ quy tắc ứng xử học đường và nói không với bạo hành giáo dục, giáo viên mầm non cần được đào tạo bài bản hơn, kiên quyết không nhận người trông trẻ chưa qua đào tạo. Có như vậy trường học mới thực sự là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ”, chuyên gia giáo dục Huỳnh Tiến Minh cho hay.

Còn theo TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, hiện nay nhu cầu gửi con vào trường mầm non của người dân rất lớn trong khi các trường công lập chưa đáp ứng đủ chỗ học. Giáo viên mầm non được đào tạo bài bản chưa đầy đủ, nơi thừa nơi thiếu. Vẫn còn tình trạng lơ là trong quản lý dẫn đến các cơ sở tư nhân tự mở lớp mầm non khá nhiều trong khi không có sự thanh, kiểm tra thường xuyên.

“Việc đào tạo tại chỗ cho giáo viên mầm non cũng không được thực hiện. Bên cạnh đó, việc xử lý người có hành vi bạo hành trẻ em rất cảm tính. Khi một sự việc được đưa lên mạng, dư luận biết và bức xúc thì xử lý rất nhanh và nghiêm túc, nhưng có những vụ không được nhiều người biết thì bỏ qua cho nhau. Nếu có bạo hành học đường, chúng ta kiên quyết xử lý đúng mức, nghiêm minh mới đảm bảo mang tính giáo dục, ngăn ngừa tình trạng bạo hành. 

Về lâu dài giáo viên mầm non phải tiến tới trình độ đại học, còn trước mắt các cơ sở trông giữ trẻ mầm non cần phải tuân thủ mọi quy định hiện hành, nói không với bạo hành”, TS Khuất Thu Hồng cho hay.

Hoàng Thanh

Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử

UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng lên tiếng sau vụ nam sinh nhảy từ tầng 3 nghi do bị bạn trêu đùa

Một nam sinh lớp 9 Trường THCS Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nhảy từ tầng 3 của trường nghi do bị các bạn trêu đùa, chế giễu khiến dư luận xôn xao.

Tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học có phù hợp văn hóa học đường?

Nhiều người dùng mạng xã hội đang rần rần phản đối chuyện tổ chức Halloween phổ biến tại các trường học và cho rằng đây là lễ hội phương Tây, hình ảnh rùng rợn không phù hợp văn hóa học đường.

Nhà sàn, trang phục dân tộc vào trong tiết học về truyền thống văn hóa

Thầy cô giáo, phụ huynh học sinh của Trường Mầm non xã Thành Sơn đã sử dụng những vật dụng có sẵn tại địa phương như tre, luồng để làm đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ và chung tay xây dựng góc học tập truyền thống.

Tranh cãi nảy lửa về việc cấm tổ chức Halloween trong trường học: Chuyên gia nói gì?

Những ngày qua, trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện đề nghị cấm tổ chức Halloween trong trường học vì những hình ảnh mang tính rùng rợn. Quan điểm này ngay lập tức đón nhận nhiều ý kiến đồng tình.

Bạo lực học đường ở Nghệ An: Xử lý nghiêm khắc, giáo dục kịp thời

Chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt, một số học sinh đã bị bạn đánh hội đồng, gây thương tích. Những vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng bạo lực học đường ở Nghệ An.

Chuyên gia giáo dục nói gì về xử lý tận gốc bạo lực học đường?

Giáo dục trong gia đình và giáo dục nhà trường, xã hội cần gắn chặt với nhau, giáo dục cho học sinh có ý thức, phát triển nhân cách hài hòa.

Kết luận học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân là 'do bạn đánh'

Qua điều tra, xác minh, cơ quan chức năng kết luận vụ học sinh lớp 1 ở Đà Nẵng bị bầm tím tay chân sau khi đi học về là do bị bạn cùng lớp đánh bằng thước kẻ khi kèm học bài.

Nguyên nhân ban đầu vụ 6 nam sinh dùng mũ bảo hiểm đánh bạn ở Đắk Lắk

Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trên mạng xã hội mà 2 nam sinh đã xích mích, xô xát dẫn đến đánh nhau. Sau đó 1 nam sinh gọi thêm 5 bạn khác đến đánh đối phương.

Xây dựng môi trường học đường xanh- sạch- đẹp- thân thiện giữa đại ngàn Tây Bắc

Ai đến thăm Trường Mầm non Tân Lập - điểm chính (tại xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cũng đều ấn tượng với môi trường học đường "xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện" nơi đây.