Dưới biển Trường Sa
Trường Sa, đó là nơi đầu tiên trên đất nước ta đón bình minh khởi đầu ngày mới. Với hơn 100 đảo nổi, đảo chìm, bãi cạn, bãi ngầm… Trường Sa mang vẻ đẹp đầy quyến rũ của hệ sinh thái quần đảo xa bờ.
Thiên đường San hô
Vẻ đẹp tuyệt vời nhất của Trường Sa lại rất ít được biết tới bởi vẻ đẹp ấy chìm sâu dưới làn nước xanh trong, chứa đựng một hệ sinh thái nguyên sơ với hàng ngàn động, thực vật biển quý hiếm. Đã từng được nhìn ngắm Trường Sa qua hàng loạt những thước phim sinh động, nhưng khi được tận mắt xem những hình ảnh ấn tượng tại Trường Sa, tôi mới thực sự cảm thấy được chiêm ngưỡng phần Tổ quốc phía đông trọn vẹn.
Trường Sa là quần đảo san hô chính bởi cấu trúc hình thành và phát triển của các đảo. Viện Tài nguyên & Môi trường biển Việt Nam đã nghiên cứu chín hòn đảo chính của Trường Sa và chỉ ra rằng, trong quá trình sinh tồn và phát triển hàng triệu năm của mình, các rạn san hô đã tích tụ một lượng khổng lồ cacbonnat canxi, từ đó tạo nên sự hình thành của các đảo và tiếp tục bồi đắp cho các đảo ngày một cao hơn và mở rộng hơn.
Bên mốc chủ quyền đảo Thuyền Chài B, nơi có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất quần đảo Trường Sa
Bên mốc chủ quyền đảo Thuyền Chài B, nơi có hệ sinh thái đa dạng bậc nhất quần đảo Trường Sa
Với giới hạn phân bộ ở độ sâu từ 30 đến 40 m dưới mực nước biển, các rạn san hô này là yếu tố quan trọng tạo nên sự đa dạng và nguồn lợi hải sản cho các đảo, đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tiếp nối của các đảo trong tương lai.
ThS. Nguyễn Đăng Ngải - Viện Tài nguyên và Môi trường biển là người đã có nhiều năm nghiên cứu về Hệ sinh thái san hô biển Trường Sa nhận định, điểm đặc biệt của quần đảo Trường Sa là lớp phủ bề ngoài của các đảo đều có nguồn gốc từ sinh vật mà quan trọng nhất là đá san hô với độ dày trên 20m và đến nay lớp phủ này vẫn ngày càng dày thêm nhờ sự phát triển hàng nghìn hecta rạn san hô bao phủ bên ngoài.
Đồng thời, đây là khu vực có các rạn san hô dạng vòng (atoll) rất đặc trưng mà vùng biển ven bờ không có. San hô ở đây rất phát triển do môi trường nước trong sạch, chất đáy phù hợp, nhiệt độ ổn định. Trải qua hàng nghìn năm san hô đã bồi đắp cho đảo ngày càng mở rộng diện tích và nhô dần lên khỏi mặt biển.
Đồng thời, đây là khu vực có các rạn san hô dạng vòng (atoll) rất đặc trưng mà vùng biển ven bờ không có. San hô ở đây rất phát triển do môi trường nước trong sạch, chất đáy phù hợp, nhiệt độ ổn định. Trải qua hàng nghìn năm san hô đã bồi đắp cho đảo ngày càng mở rộng diện tích và nhô dần lên khỏi mặt biển.
Sự phân bố mật độ san hô trong khu vực quần đảo được chia thành ba đới là đới được quy định bởi độ sau và những khác biệt trong sự hiện diện của các chủng, loài san hô . Đới mặt bằng rạn có độ che phủ trải rộng từ 500m đến trên 1000m2. San hô sinh sống tại đới này chủ yếu là dạng khối hoặc cành ngắn, bám chắc vào nền đáy để không bị những cơn sóng lớn cuốn trôi.
Đới kế tiếp là đới sườn dốc, nằm ở độ sâu dưới 20m. Ở đới này, độ phủ của san hô khá rộng, phát triển tốt và phong phú về chủng loài như san hô cành, san hô xanh, san hô sừng. Đới chân rạn là vùng nước sâu từ 40 đến 50m, nước biển sạch là điều kiện lí tưởng để san hô phát triển.
Đới kế tiếp là đới sườn dốc, nằm ở độ sâu dưới 20m. Ở đới này, độ phủ của san hô khá rộng, phát triển tốt và phong phú về chủng loài như san hô cành, san hô xanh, san hô sừng. Đới chân rạn là vùng nước sâu từ 40 đến 50m, nước biển sạch là điều kiện lí tưởng để san hô phát triển.
Với khoảng 382 loài san hô cứng thuộc 70 giống, 15 họ đã được tìm thấy, Trường Sa được đánh giá là nơi có số loài san hô khá cao, ngang bằng với số lượng loài phát hiện được trên toàn dải ven biển Việt Nam và bằng khoảng 1/2 số loài san hô trên toàn thế giới. Trong thành phần khu hệ san hô ở quần đảo Trường Sa có giống Acropora thuộc họ Acroporidae luôn có số loài nhiều nhất và phổ biến nhất ở tất cả các đới. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được khu hệ san hô ở Trường Sa có nhiều nét tương đồng với khu hệ san hô ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Có nhà nghiên cứu nước ngoài đã ví san hô biển Trường Sa giống như một khu rừng rậm nhiệt đới vậy.
Sự sống dưới làn nước xanh
Con số 2.397 loài sinh vật ( trong đó có 364 loài san hô, 739 sinh vật đáy và gần 600 loài cá) sống ở khu vực các vùng nước quanh đảo, nhiều loại có tên trong sách đỏ thế giới làm tôi hết sức ngạc nhiên về dự đa dạng sinh thái ở Trường Sa. Sự sống dưới biển Trường Sa lúc nào cũng nhộn nhịp với những vũ điệu không ngừng nghỉ theo thủy triều của họ hàng nhà san hô mềm, sự hoạt bát, linh lợi của những chú cá thia, cá đuôi gai, cá bướm...đầy màu sắc.
Rồi các loài sao biển, đồn độn dừa, đồn độn lựu, cá chim hoàng đế, cầu gai đá, cá mú sọc trắng, cá chim xanh nắp mang tròn, cá chìa vôi khoang vằn, cá bướm hai màu, cá bướm bốn vằn, trai tai tượng lớn, cá bò xanh hoa đỏ… loài tung tăng lượn bơi, loài chậm chạp bò trên đá, loài trôi nổi theo con nước lên xuống khiến cho cảnh sắc dưới làn nước xanh đẹp hơn bất cứ bức tranh đầy màu sắc nào. Đa phần các loại sinh vật này thường ít ra khỏi vùng biển mà mình cư trú. Chúng đã có những rạn san hô là nơi trú ngụ, đẻ trứng và giữ thức ăn.
Tủ lạnh của bộ đội Trường Sa luôn đầy ắp cá và hải sản khai thác tại chỗ
Tủ lạnh của bộ đội Trường Sa luôn đầy ắp cá và hải sản khai thác tại chỗ
Nam Yết đẹp thơ mộng với những tán dừa xanh, những cây nhàu, mù u, đu đủ đua nhau kết quả. Đó là thành quả của hàng ngàn ngày công lao động, sự chắt gạn từng giọt nước, từng nắm đất của những người lính canh giữ đảo. Phía dưới màu xanh ấy, là một vành đai san hô bao quanh dài trên 3km, rộng khoảng 250km2 theo hình thái rạn san hô viền bờ giống như các đảo khác.
Tuy vậy, phần dưới biển phía nam đảo lại là những vách đá dựng đứng với nhiều loại san hô bám độc đáo. Hòn đảo này cũng được đánh giá là nơi phong phú nhất về thành phần loài san hô và xuất hiện cả san hô đỏ vô cùng qúy hiếm. Đảo cũng sở hữu một danh sách dài gồm 166 loài cá với mật độ dày hơn hẳn các đảo còn lại. Nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như cá mú, hồng, hè, bò... Hệ sinh thái rạn san hô ở Nam Yết đạt bậc 4 theo chuẩn thế giới, nghĩa là thuộc loại tốt.
Đến với đảo Thuyền Chài lại trái ngược hẳn với những công trình kiên cố, thiết kế đơn điệu hình bát giác, tám mặt đều hướng ra biển cả đón nắng gió và sóng biển. Biển dưới chân đảo Thuyền Chài là một quần thể san hô thuộc hình thái rạn vòng atoll, bao quanh một vụng nước ở giữa. Đây là một hình thái tương đối hiếm trên thế giới và độ phủ của 299 loài san hô cũng đạt cao nhất trong số 9 đảo.
Qùa từ đất liền đến với Trường Sa
Qùa từ đất liền đến với Trường Sa
Các cơ quan hữu trách đã đệ trình chính phủ cho phép thành lập khu bảo tồn sinh thái biển tại hai điểm đảo Nam Yết và Thuyền Chài để quản lí và bảo vệ kho dự trữ thiên nhiên lớn với hàng ngàn loại sinh vật đặc trưng.
Nếu được cùng lặn biển với các nhà khoa học tại Trường Sa trong những ngày gió mùa Đông nam đang hối hả gọi xuân về, bạn sẽ dễ dàng gặp được những đàn cá kinh tế lên đến hàng vạn con đi kiếm mồi và di chuyển xuống vùng biển ấm hơn. Thấy được vẻ đẹp của đáy biển Trường Sa, một phần khuất sâu dưới làn nước xanh của Tổ quốc, sẽ thấy thêm trân trọng và thêm y thức giữ gìn, bảo vệ để di sản thiên nhiên sống ấy mãi trường tồn cùng đất nước.
(NGUỒN: ĐẶNG GIANG/ BÁO NHÂN DÂN)
Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU
Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.
Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá
Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.
Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép
Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.
Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình
Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.
Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU
Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.
Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển
Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi
Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.
Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài
Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.
Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản
Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.
Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.