Doanh nghiệp Việt rút ngắn khoảng cách sang thị trường Anh nhờ UKVFTA

Diễn biến xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong hai năm qua cho thấy xu hướng rất rõ là cả hai bên đều khai thác rất tốt những lợi thế mà Hiệp định UKVFAT mang lại.

Đánh giá về khả năng tận dụng lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên Hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) giữa hai bên, ông Nguyễn Anh Dương – Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW (CIEM) – cho rằng mặc dù quy mô giao dịch thương mại giữa hai nước còn khiêm tốn, nhưng nhìn ở góc độ cơ cấu, rõ ràng mặt hàng xuất khẩu của chúng ta vào thị trường Anh cũng đã đáp ứng rất tốt nhu cầu của thị trường. 

Ngược lại, phía Anh cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu của Việt Nam, kể cả các mặt hàng tiêu dùng cuối cùng như dược phẩm, hay các mặt hàng khác. 

“Nói như vậy để thấy cơ cấu thương mại giữa hai bên có tính bổ trợ, điều này chúng ta cũng đã thấy trong tổng thể khi Việt Nam tham gia Hiệp định EVFTA mà Vương quốc Anh khi đó còn là một thành viên thuộc Liên minh Châu Âu”, ông Nguyễn Anh Dương nói.

Ngay cả khi Vương quốc Anh đã tách khỏi Liên minh Châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang khai thác được lợi thế tại thị trường Anh. Đặc biệt, chúng ta thấy những mặt hàng nông sản, dệt may, thuỷ sản… vẫn tăng trưởng mức hai con số, ngay cả trong thời điểm thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Thậm chí, ngay cả trong thời điểm người dân Anh thắt chặt chi tiêu do lạm phát, mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng vẫn được người Anh lựa chọn. Điều này cho thấy các bên đã tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh về giá và ưu đãi về thuế.

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận thực tế thị trường Anh có tiêu chuẩn rất cao, buộc các doanh nghiệp Việt phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo ông Nguyễn Anh Dương, các doanh nghiệp của chúng ta có một phần thuận lợi trong việc thực hiện UKVFTA là đã đáp ứng được các tiêu chuẩn cao tương đương từ trước đó, ví dụ như Hiệp định CPTPP từ giữa tháng 1/2019, Hiệp định EVFTA từ tháng 8/2020. 

Năm 2023 sẽ đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Vương quốc Anh - Việt Nam.

Việc thực hiện những hiệp định này đã giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức đối với những tiêu chuẩn mà phía đối tác yêu cầu. Do đó, khi thực hiện Hiệp định UKVFTA cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những nền tảng nhất định. 

“Thời gian tới còn nhiều dư địa để cải thiện nền tảng ấy, doanh nghiệp sẽ còn rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện”, ông Ông Nguyễn Anh Dương cho hay.

Bên cạnh đó, cùng với sự hiện diện của các doanh nghiệp Anh tại Việt Nam ngày càng nhiều, người tiêu dùng Anh cũng sẽ nhìn nhận tích cực hơn về hình ảnh của doanh nghiệp Việt Nam và về sản phẩm Việt Nam.

Trong chuỗi giá trị hàng hoá, không chỉ là câu chuyện cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mà còn là những yếu tố về quản lý chuỗi cung ứng gắn với thời gian giao hàng, năng lực thực hiện các đơn hàng theo yêu cầu của đối tác. Đó là những yếu tố trong chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cải thiện.

Trong nhiều nhóm hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh, hầu hết đều có mức tăng trưởng rất tốt. Trong đó mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ cũng đã duy trì được mức tăng trưởng tốt, mặc dù trong bối cảnh đại dịch có nhiều khó khăn. Để đạt được những kết quả này, các doanh nghiệp ngành gỗ đã có sự chuẩn bị từ rất sớm như nghiên cứu thị trường, tìm hiểu cơ hội hợp tác,….

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, khi chưa có sự kiện Brexit, Vương quốc Anh cũng đã là thị trường quan trọng đối với các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam. Cụ thể, sản phẩm từ gỗ mà Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh thường chiếm từ 30-40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu mà chúng ta xuất khẩu sang tất cả các nước thành viên EU. 

“Với việc Vương quốc Anh không còn là thành viên của EU, ban đầu chúng tôi cũng có những băn khoăn, lo lắng. Thế nhưng rất may khi hai nước đã ký Hiệp định UKVFTA nên năm 2021 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vào Vương quốc Anh đạt trên 265 triệu USD, tăng hơn 18% so với năm trước đó”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.

Một điều quan trọng là sản phẩm từ gỗ xuất khẩu sang Anh có đến trên 92% là đồ nội thất, thuộc nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn so với các sản phẩm từ gỗ được dùng làm vật liệu trung gian cho các công đoạn chế biến tiếp theo trong ngành công nghiệp gỗ.

Các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã tận dụng được cơ hội UKVFTA mang lại. Theo thoả thuận giữa hai quốc gia, nhóm sản phẩm nội thất tinh chế khi xuất khẩu vào Vương quốc Anh vẫn phải chịu mức thuế từ 1,2-2% và sẽ giảm dần trong những năm tới. Nhóm sản phẩm gỗ được dùng làm vật liệu trung gian có mức thuế từ 2-10% và sẽ giảm dần trong những năm tới. 

Ông Ngô Sỹ Hoài nhấn mạnh thị trường EU cũng như Vương quốc Anh là những thị trường rất khó tiếp cận nếu không có các Hiệp định thương mại tự do. Bởi chỉ có các Hiệp định thương mại tự do mới mang lại những cú hích về thuế. 

Vương quốc Anh là thị trường mà người châu Âu, người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hàn Quốc….đặt chân đến sớm hơn chúng ta. Hiện nay sản phẩm từ gỗ của Trung Quốc chiếm trên 40% tại thị trường Anh với kim ngạch năm 2021 là 1,9 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của EU sang Anh là 1,4 tỷ USD.

Dù đặt chân đến thị trường này muộn hơn nhưng nhờ có Hiệp định UKVFTA mà các doanh nghiệp Việt đã tận dụng được một phần cơ hội mà Hiệp định này mang lại và cũng đã có bước tăng trưởng. 

Ngân Giang

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !