Doanh nghiệp nội 'teo tóp', lo vào tầm ngắm bị quỹ ngoại thâu tóm

Trong khi doanh nghiệp nội giảm quy mô vốn đăng ký thì các công ty, quỹ nước ngoài lại tăng vốn đầu tư.

“Năm 2020, quy mô vốn đăng ký trung bình khoảng 28 tỷ đồng/doanh nghiệp; năm 2021 là 17 tỷ đồng/doanh nghiệp; năm 2022 khoảng 10,6 tỷ đồng/doanh nghiệp; còn bình quân 2 tháng đầu năm 2023, quy mô vốn chỉ có 7,4 tỷ đồng/doanh nghiệp”.

Số liệu trên được ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, đưa ra tại cuộc họp về tình hình kinh tế-xã hội, do UBND TP.HCM tổ chức hôm qua, 3/3.

Theo ông Hoàng, quy mô vốn đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cả nước đang có xu hướng giảm. Ở chiều ngược lại, trong 2 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại tăng cả về số lượng cũng như tăng về vốn đầu tư vào TP.HCM.

Thống kê cho thấy, trong 2 tháng qua, có 103 dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 99 triệu USD (tăng 47,1% số dự án cấp mới và tăng 24,4% vốn đầu tư so với cùng kỳ). Đồng thời, TP.HCM cũng chấp thuận cho 305 trường hợp nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước với vốn góp đăng ký tương đương 199,7 triệu USD, tăng 13,4% về số trường hợp và tăng 23,8% về vốn so với cùng kỳ. 

Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, cảnh báo, doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh không có lãi, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, lãi suất cao nên doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính. Đây là đối tượng để các công ty và quỹ đầu tư nước ngoài đưa vào tầm ngắm thâu tóm.

 Thống kê cho thấy các doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động cao, quy mô vốn cũng giảm. (Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng)

Trong khi đó, báo cáo tình hình kinh tế-xã hội trong tháng 2/2023 của TP.HCM cho thấy, có tổng cộng 11.877 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngưng hoạt động; có 3.741 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Như vậy, số doanh nghiệp ngưng hoạt động cao gấp 3 lần số doanh nghiệp quay lại thị trường. 

Tương tự, khảo sát do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM vừa thực hiện với 100 doanh nghiệp, có 83% đơn vị đang gặp khó khăn. Các yếu tố khó khăn gồm: thị trường bị thu hẹp (41,2%); hàng tồn kho nhiều (30,1%); giá nguyên liệu đầu vào tăng (17,6%); khó tiếp cận nguồn vốn (40%); lãi suất vay cao (43%); thủ tục vay vốn phức tạp, tốn nhiều thời gian (38,2%)….

Điểm nghẽn lãi suất

Đề cập về một số giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia, cho rằng, trong điều kiện lạm phát dưới 4%, lãi suất cho vay 9-10%/năm thì doanh nghiệp không thể chịu được. Chính sách duy trì lãi suất dương như hiện nay sẽ làm thui chột mọi nỗ lực trong đầu tư, phát triển của nền kinh tế. Đây là điểm nghẽn rất lớn.

Ngoài ra, đối với thị trường bất động sản, trái phiếu, các doanh nghiệp cũng như đang chờ đợi một động thái nào đó từ phía Chính phủ, tự doanh nghiệp chưa chủ động.

Cũng theo ông Lịch, lãnh đạo TP.HCM vừa họp bàn, tháo gỡ vướng mắc cho 116 dự án bất động sản trên địa bàn, nếu được, ngay trong tháng 3/2023, cần cụ thể hóa việc gỡ khó bằng văn bản, cho triển khai ngay dự án, để doanh nghiệp có niềm tin.

“Rất cần động thái cụ thể từ Chính phủ, chính quyền TP.HCM để khơi dậy niềm tin của doanh nghiệp, thị trường. Nếu các động thái chỉ trên giấy tờ thì rất khó”, TS. Trần Du Lịch nói.

Trong khi đó, TS. Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM (HIDS), dự báo, tình hình kinh tế trong quý I và quý II năm 2023 là vệt dài của đà giảm từ cuối năm 2022. Tình trạng sa thải lao động còn diễn ra bởi lo ngại từ kinh tế toàn cầu lẫn trong nước tiếp tục gặp khó. 

Đại diện HIDS cho rằng, các chính sách luôn có độ trễ nhất định. Những vấn đề đặt ra hôm nay sẽ khó có biện pháp tác động được ngay lập tức. Doanh nghiệp sẽ dần thích nghi, điều chỉnh trong bối cảnh mới. TP.HCM cần tập trung giải ngân đầu tư công, thúc đẩy cơ sở hạ tầng; đối thoại, gỡ rối cho doanh nghiệp ở từng lĩnh vực cụ thể.

TP.HCM cần quan tâm tới một số dư địa có thể phát triển nội thân như kinh tế đêm, kinh tế vỉa hè... Những chính sách trong thẩm quyền, khả năng của thành phố cần sớm được thúc đẩy cho ngành dịch vụ, kinh tế đi lên, tạo động lực mới cho địa phương.

Trần Chung

TP.HCM cấm cửa lò giết mổ thủ công, nhà máy xịn 300 tỷ vẫn lo ‘ế’

TP.HCM có chủ trương cấm cửa cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn từ hôm nay 31/3, nhưng đây lại là cơ hội cho thịt heo giết mổ từ các tỉnh lân cận đưa về tiêu thụ, khiến nhà máy đầu tư 300 tỷ đồng, công suất giết mổ 3.000 con heo/ngày lo "ế".

Thủ đoạn giả khách giàu có vung tiền đặt tiệc nhà hàng sang xịn miền Trung

Nhiều nhà hàng kinh doanh ăn uống ở Đà Nẵng, Huế vừa bị các đối tượng lừa đảo giả làm khách VIP liên hệ đặt tiệc, nhờ nhà hàng mua rượu để chiếm đoạt tiền.

Lo chạm trần, 'hạt ngọc' Việt làm cuộc cách mạng đổi chất

Trước dấu hiệu chạm trần về năng suất và sản lượng, cuộc cách mạng đổi chất cho “hạt ngọc” Việt với quy mô 1 triệu ha lúa chất lượng cao đang được bàn thảo.

Bán bảo hiểm qua ngân hàng: Đã phát hiện sai phạm, sẽ sớm công bố

Bộ Tài chính đã phát hiện một số sai phạm và đang hoàn tất kết luận thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng.

Bản tin tài chính sáng 31/3: Giá vàng quay đầu giảm, chứng khoán nối dài đà tăng

Giá vàng trong nước giảm cùng thế giới. Trong khi đó, thị trường chứng khoán trong nước nối dài đà tăng. Giá dầu cũng có xu hướng đi lên.

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 31/3

Sự kiện chứng khoán 31/3: kế hoạch kinh doanh của GEX, SSI, DQC, HAX,…; giải trình về biến động kết quả kinh doanh của KOS, PAN,…

Giá vàng hôm nay 31/3: Giao dịch ảm đạm

Giá vàng thế giới giảm trong bối cảnh những lo ngại về sự căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng dịu xuống.

Giá xăng dầu hôm nay 31/3: Đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu hôm nay (31/3) trên thị trường thế giới đảo chiều đi lên sau khi giảm nhẹ vào ngày hôm qua. Giá dầu tăng do lo ngại thiếu hụt nguồn cung.

Honda Blade 2023 thay tem mới, giá tăng gần 1 triệu đồng

Mẫu xe số giá rẻ của Honda Việt Nam vừa đổi phong cách với phiên bản 2023 bằng cách thay tem dán bên ngoài, đồng thời giá cũng tăng thêm so với bản 2022.

Lượng xe máy mới dồi dào trong tháng 3 báo hiệu đợt giảm giá sắp đến

Sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước đã tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 3 vừa qua với gần 274.000 chiếc xe máy mới được "bơm" cho thị trường.