Diễn biến mới nhất vụ cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia bị tố "có vấn đề"

Vừa qua, Infonet đã nhận được đơn kiến nghị của một số phụ huynh học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia 2019 (VISEF) phía Bắc (diễn ra trong 4 ngày từ 9 đến 12/3) kiến nghị về việc một số đề tài đoạt giải nhất tại cuộc thi này “có vấn đề” mà vẫn được trao giải nhất.

Cụ thể, các ông N.T.S, N.V.T và bà V.T.X.H – những người có con dự thi cuộc thi đã chỉ ra rằng một số đề tài được chấm giải nhất tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia 2019 có dấu hiệu vi phạm quy chế, quy định của cuộc thi.

“Trong đơn thư trước, chúng tôi cho rằng quy trình thẩm định các đề tài trước khi dự thi chưa được đầy đủ, chặt chẽ dẫn đến việc có rất nhiều đề tài được lựa chọn trao giải là những đề tài có ý tưởng trùng lặp với công trình khoa đã được công bố rộng rãi và thậm chí là các sản phẩm thương mại đang được bán phổ biến trên thị trường.

Nhiều đề tài được lựa chọn trao giải chưa đáp ứng được tính sáng tạo, tính mới, hàm lượng khoa học, phương pháp tiến hành nghiên cứu công trình khoa học, nhất là khả năng thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này khiến chúng tôi nghi ngờ về cách thức và các tiêu chí đánh giá chất lượng đề tài.

Đặc biệt, trên các phương tiện thông tin đại chúng,  thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ và phó Vụ trưởng Vụ GDTH, Bộ GDĐT Nguyễn Xuân Thành xác nhận đã nhận được đơn kiến nghị và khẳng định sẽ tổ chức thẩm định lại một số dự án đạt giải nhất và các dự án mà phụ huynh học sinh có kiến nghị tại cuộc thi KHKT quốc gia 2019.

Trong đó có nêu chi tiết về các tiêu chí đánh giá đề tài trên nguyên tắc kết hợp giữa việc đánh giá bản thuyết minh trên giấy theo quy cách của ban tổ chức – 40 điểm; nội dung và quy cách poster, năng lực học sinh (do Giám khảo trực tiếp phỏng vấn cùng với sản phẩm khoa học), phương pháp nghiên cứu, thực hiện đề tài, thu thập, xử lý dữ liệu, bản thiết kế sản phẩm, . . . – 60 điểm.

Trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ đã trả lời các cơ quan truyền thông: “Bộ GD-ĐT đã có công văn trả lời đương sự và sẽ giải quyết theo đúng quy định của pháp luật ”.

Tuy nhiên, đến thời điểm ngày 21/03/2019 chúng tôi chưa nhận được công văn chính thức nào trả lời về những vấn đề nêu trên”, một phụ huynh cho hay.

Dự án“Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu khoa học, một PGS.TSKH chia sẻ, tính sáng tạo trong một đề tài nghiên cứu khoa học là đặc biệt quan trọng. Hai đề tài được trao giải nhất mà các vị phụ huynh cho là "còn nhiều nghi vấn" đúng là không thể hiện nhiều sáng tạo.

Nghiên cứu khoa học nói chung, cần phải có mô hình toán, có tính toán cụ thể. Trong khi đó hai đề tài kia  chưa thể hiện được điều này.

Dự án“Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời”

Cụ thể, muốn làm sạch bể nuôi tôm phải chỉ ra được những loại cặn bẩn có trong bể, những cặn bẩn ấy phải có một cái lực nhất định nào đó thì mới có thể đánh bật được, tính hiệu quả của nó như thế nào... cũng chưa thể hiện rõ ràng. Những nỗ nực của các cháu là không thể phủ nhận nhưng để mang tính chất quốc gia, tôi thấy chưa đạt được yêu cầu đề ra".

Cũng theo vị này, những đề tài trên có sự trùng lặp với nhiều đề tài khác và sản phẩm hiện tại cũng đã được bày bán tràn lan trên thị trường. Ở Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về việc ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT, trong đó đã đưa ra những tiêu chí rất rõ ràng về vấn đề sáng tạo, về liên kết giữa cơ khí, tự động hóa... và quá trình tiến tới công nghệ 4.0 gắn với tự động hóa nhưng đề tài được giải nhất chưa cho thấy điều này.

2 đề tài mà các vị phụ huynh này cho là có nhiều “nghi vấn”:

“Máy cắt tỉa cây cảnh sử dụng ắc quy và pin năng lượng mặt trời”: Có ý tưởng trùng lặp, không có tính sáng tạo và là sự lắp ghép của 2 sản phẩm có sẵn thành 1 chiếc máy cồng kềnh, kém tiện ích và không có lợi ích về kinh tế. Hơn nữa, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này có chất lượng hơn rất nhiều cụ thể như: “Máy cắt cỏ điều khiển từ xa bằng năng lượng mặt trời” của sinh viên Phân khoa Kỹ thuật Máy Nông nghiệp của trường ĐH công nghệ RMUTT tại Thái Lan.

“Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”: Có kết cấu cơ khí rất đơn giản, tốn sức người, không có tính ứng dụng thực tiễn. Việc làm sạch bề mặt đáy ao thực chất không chỉ đơn giản là quét rửa mặt bạt mà gồm nhiều công đoạn trong đó bao gồm nạo vét bùn. Người sử dụng vẫn phải rút nước ao ra và đẩy máy, không mang tính chất phù hợp với cách mạng công nghiệp tự động 4.0 hiện nay.

Hoàng Thanh
Từ khóa: cuộc thi Khoa học kỹ thuật Bộ GD&ĐT nghiên cứu khoa học khoa học

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

Đang cập nhật dữ liệu !