Điểm mặt 5 vụ tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa

Chỉ trong tháng 5/2014, Trung Quốc đã gây ra ít nhất 5 vụ tấn công nghiêm trọng vào các ngư dân Việt Nam ngay tại ngư trường Hoàng Sa. Nhẫn tâm và tàn bạo nhất là vụ việc ngày 26/5.

Trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông chiều ngày 5/6/2014, ông Hà Lê – Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong thời gian qua, các tàu Trung Quốc đã liên tục chủ động tấn công, uy hiếp các tàu Kiểm ngư Việt Nam dưới các hình thức vây ép, húc đẩy, đâm va, phun nước bằng vòi rồng, thậm chí còn có hành động áp mạn và ném các vật cứng sang tàu Kiểm ngư.

Điểm mặt 5 vụ tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa - ảnh 1

Ông Hà Lê – Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) - Ảnh: Lương Minh

Trong tổng số hơn 20 tàu Kiểm ngư tham gia, đã có 19 tàu bị các tàu của Trung Quốc chủ động đâm va, phun nước áp lực cao gây hư hỏng (như gãy be chắn sóng, lan can, méo cabin, vỡ kính cabin, hỏng các thiết bị hàng hải như các máy thông tin liên lạc, radar, la bàn, dụng cụ tác nghiệp hải đồ, hệ thống tời neo...); làm 12 kiểm ngư viên bị thương.

Đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc đã có các hành động uy hiếp, đâm chìm các tàu cá Việt Nam đang hoạt động khai thác bình thường, hợp pháp trên các ngư trường truyền thống của Việt nam.

Thời gian này đang là đợt cao điểm vụ cá Nam trên biển - mùa đánh bắt chính trong năm của bà con ngư dân Việt Nam. Chính vì vậy, ngư dân nhiều địa phương đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung tiếp tục bám biển dài ngày để khai thác hải sản trên các ngư trường truyền thống.

Chỉ tính từ ngày 07/5/2014 đến nay, đã có 12 tàu cá của Việt Nam đã bị các lực lượng chấp pháp và tàu cá của Trung Quốc cản trở, uy hiếp, phá hoại tài sản, đối xử thô bạo với ngư dân.

Trong số này, nổi lên 5 vụ việc gây phẫn nộ và bức xúc không chỉ đối với bà con ngư dân Việt Nam, dư luận trong nước và cả dư luận quốc tế.

Điểm mặt 5 vụ tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa - ảnh 2

Dù khó khăn, ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển, quyết không để mất ngư trường truyền thống.

Ngày 07/5/2014, tàu cá QNg-96416-TS khi đang khai thác hải sản tại vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 15 hải lý  về phía Nam, cách vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép khoảng 70 hải lý về phía Đông, thì bị tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 1241 truy đuổi, bắn đạn pháo sáng cảnh báo, ném búa, ốc và một tàu Ngư chính khác của Trung Quốc tham gia truy đuổi,  đâm trực diện vào phần đuôi tàu QNg-96416-TS.

Ngày 12/5/2014: 02 tàu cá QTr-91119-TS của Ông Bùi Xuân Tân và tàu cá QTr-96868-TS của ông Võ Văn Hữu đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc truy đuổi, cắt lưới, tịch thu các trang thiết bị máy móc và sản phẩm trên tàu.

Ngày 16/5/2014: Tàu cá QNg-90205-TS đang khai thác hải sản tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 306 tấn công. Hai ngư dân trên tàu là Nguyễn Huyền Lê Anh (30 tuổi) và Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi) bị các nhân viên trên tàu Ngư chính Trung Quốc hành hung, khiến 2 ngư dân này trọng thương. Không những đánh người, ngư chính Trung Quốc còn đập phá tài sản, cướp ngư cụ, hải sản đánh bắt được của ngư dân Việt Nam.

Ngày 17/5/2014: tàu cá QNg-96011-TS đang khai thác hải sản tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa (cách đảo Tri Tôn 31 hải lý) thì bị tàu chấp pháp Trung Quốc số hiệu 21102 tấn công, đập phá vật dụng trên tàu như thuyền thúng, cửa kính cabin, chặt dây hơi, lấy đi trang thiết bị (máy dò cá, I-com, máy định vị) và 400kg hải sản đánh bắt.

Đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc xảy ra vào ngày 26/5/2014: Khi tàu cá mang số hiệu ĐNa-90152-TS có 10 ngư dân trên tàu đang hoạt động khai thác hải sản cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 17 hải lý thì bị tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm chìm. Đáng chú ý là hành động của tàu cá Trung Quốc là rất manh động, thể hiện rõ mục đích là đâm chìm tàu cá Việt Nam (tàu cá 11209 của Trung Quốc đã bám đuổi, đâm, đẩy tàu cá Việt Nam đến khi lật úp).

Điểm mặt 5 vụ tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa - ảnh 3

Tàu ĐNa-90152 khi đã được kéo về bờ.

Ngoài ra, các tàu Trung Quốc còn có hành động ngăn cản các tàu của Việt Nam tham gia cứu hộ, cứu nạn 10 ngư dân của tàu ĐNa-90152-TS. Tuy nhiên, 10 ngư dân trên tàu đã được các tàu cá Việt Nam cùng tổ đội vớt và cứu hộ an toàn. Hiện tàu cá ĐNa-90152-TS đã được các tàu của lực lượng Kiểm ngư kéo về bờ để trục vớt và sửa chữa.

Các tàu Kiểm ngư đã kiềm chế, chủ động tránh va chạm, nhưng kiên quyết, kiên trì dùng các biện pháp hòa bình để tuyên truyền, yêu cầu Trung quốc phải rút khỏi vùng biển mà họ đang hoạt động trái phép, đồng thời đã có các phương án phối hợp với các lực lượng chức năng khác để bảo vệ ngư dân.

Lực lượng Kiểm ngư đã, đang và sẽ tiếp tục các hoạt động thực thi pháp luật trên biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, bảo vệ ngư trường và hỗ trợ ngư dân khai thác trên các vùng biển của Việt Nam.

Video clip toàn cảnh tàu Trung Quốc mang số hiệu 11209 đâm chìm tàu ĐNa - 90152 của ngư dân Việt Nam.

Lương Minh

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !