Dịch tả lợn châu Phi lây lan vào miền Nam cũng không lo thiếu thịt lợn!

Nếu dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan tại Việt Nam có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn trong nước liệu có phải tính đến phương án nhập khẩu thịt lợn hay không? Quyền Cục trưởng Cục chăn nuôi cho rằng, nếu chăn nuôi trang trại duy trì quy mô thì không thiếu nguồn cung thực phẩm.

Trước diễn biến của dịch tả lợn châu Phi lây lan như hiện nay, liệu Việt Nam có bị khủng hoảng thiếu thịt lợn? Ngành chăn nuôi đã có kịch bản gì để ứng phó? Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, chúng ta đã xác định được nguy cơ, ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, chủ động, tích cực phòng chống, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng, đảm bảo tăng trưởng của ngành, tiêu dùng của xã hội.

Ảnh minh họa

Theo ông Dương, mặc dù đã có vài chục tỉnh phát hiện có dịch tả lợn châu Phi nhưng số lợn bị tiêu hủy so với tổng đàn 28 triệu con thì vẫn còn thấp, chưa ảnh hưởng đến thực phẩm.

“Kịch bản chúng tôi đã xây dựng, trong ngành chăn nuôi lợn, xác định giảm chăn nuôi nông hộ, các hộ chăn nuôi không có chuồng trại, chuồng kín, không cách biệt, chung đụng các loại vật nuôi với nhau thì chúng tôi khuyên không nên chăn nuôi lợn. Bù lại khuyến cáo chăn nuôi trang trại của các hộ lớn, doanh nghiệp lớn tăng lên. Các công ty lớn, các hộ chăn nuôi lớn cũng đã có chuẩn bị những kịch bản để mở rộng đàn, bù vào đàn nông hộ giảm đi, giữ quy mô để đảm bảo cơ cấu tiêu dùng. Hiện nay thịt lợn chiếm 70% trong cơ cấu các loại thịt trong bữa ăn hằng ngày nhưng có thể xuống 60-65%”, ông Dương cho hay.

Đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi các vật nuôi có ưu thế, không có yếu tố rủi ro dịch bệnh như đẩy mạnh chăn nuôi gà, trứng, chăn nuôi trâu bò thịt, dê, thỏ, đưa tỷ trọng của các con vật ít có rủi ro dịch bệnh tăng lên. Đối với đàn lợn, cố gắng giữ tỷ trọng hoặc có giảm thì không nhiều. Tăng quy mô bù đắp nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu.

“Người tiêu dùng cũng phải thay đổi cơ cấu tiêu dùng chuyển sang thịt gia cầm, tôm cá, bò… Cái này giảm, cái kia tăng, cơ cấu tiêu dùng vẫn đảm bảo”, ông Dương nói.

Trước đó, Bộ Công Thương cho biết, trong trường hợp dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan tại Việt Nam có khả năng ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các nước không bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ...

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, hiện nay chúng ta không nên tính đến phương án nhập khẩu thịt lợn. Nếu chăn nuôi trang trại duy trì quy mô thì không thiếu nguồn cung thực phẩm.

“Là đất nước nông nghiệp mà nghĩ đến phương án nhập khẩu thì chúng ta không nên nghĩ đến. Chúng tôi tin tưởng với 28 triệu lợn có thể đáp ứng duy trì được”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo báo cáo ngày 2/5 của Bộ Công Thương, trong tháng 4/2019, giá lợn hơi có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) thời gian qua khiến người chăn nuôi bán tháo trước đó để tránh nhiễm virus nhưng sau đó không dám tái đàn và nhu cầu từ phía người tiêu dùng đã tăng trở lại. So với cuối tháng 3/2019, giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 4.000 - 6.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 39.000 - 49.000 đồng/kg.

Bộ Công Thương cũng cho rằng thị trường tiêu thụ lợn đang hồi phục tốt và gần trở lại mức trước khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, thị trường lợn hơi không lo khan hàng, sốt giá trong thời gian tới vì nguồn lợn tồn tại các công ty lớn vẫn khá dồi dào. Đây cũng là nguyên nhân khiến các công ty chăn nuôi đang hạ giá lợn để đẩy hàng ra thị trường. Mặt khác, một số doanh nghiệp đang có kế hoạch tăng nhập khẩu thịt lợn nên thị trường sẽ khó xảy ra biến động mạnh về giá.

Trong khi đó tại Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước này cho biết, trong tháng 3/2019 đàn lợn trên cả nước đã giảm 21% so với cùng kỳ năm 2018. Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã lây lan nhanh chóng trên khắp Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào tháng 8/2018. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia của Trung Quốc, trong quý 1/2019, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đã giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018, xuống 14,63 triệu tấn, trong khi đàn lợn của Trung Quốc giảm 10,1% xuống còn 375,25 triệu con. Số lượng lợn giết mổ giảm 5,1% xuống 188,42 triệu con. Sản lượng thịt lợn giảm sẽ đẩy giá lợn của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2019 lên mức cao kỉ lục, có thể tăng hơn 70%.

D. Thùy

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.

Có gì bên trong tòa tháp ‘hot’ nhất Sun Symphony Residence Đà Nẵng?

Được ví như khán đài thưởng thức pháo hoa hạng nhất soi bóng sông Hàn, tòa S3 thuộc phân khu cao tầng dự án Sun Symphony Residence sẽ định vị phong cách sống thượng lưu mới cho cư dân tinh hoa tại Đà thành.