Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng
Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất chiếm hơn 50 % các vụ ngộ độc thực phẩm. Đây là bệnh nhiễm độc do độc tố của tụ cầu.
Tụ cầu vàng phân bố rộng rãi trong tự nhiên và thường ký sinh trên da và niêm mạc. Ở thực phẩm giàu chất đạm, chất béo (thịt gia súc, gia cầm, cá) hoặc thực phẩm có hàm lượng nước cao hoặc có nhiều tinh bột và nhiệt độ bảo quản thực phẩm không đảm bảo dễ bị nhiễm tụ cầu vàng.
Khả năng nhiễm vào thực phẩm và gây bệnh của tụ cầu vàng rất lớn, do chúng phân bố ở khắp nơi và có khả năng sinh độc tố. Độc tố có tính chịu nhiệt độ cao (ở 1.000C phải cần 1-2 giờ mới phá hủy), nhiệt độ thấp độc tố của tụ cầu vàng có thể duy trì được tính độc trên 2 tháng và độc tố này không làm thay đổi mùi vị của thức ăn.
Ảnh minh họa. |
Khi ăn phải thực phẩm người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn dữ dội, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau đầu, mạch nhanh, có thể sốt nhẹ.
Thực phẩm gây bệnh là các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm nấu chưa chín hoặc người bị nhiễm trùng mũi, họng, tay và ngoài da lây sang thức ăn.
Biện pháp phòng ngừa: Không để những người bị viêm xoang, viêm mũi họng, có mụn ở tay tiếp xúc với nguyên liệu thực phẩm.
Thực hiện 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn:
+ Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn;
+ Thực hiện “ăn chín uống sôi”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng;
+ Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín;
+ Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín;
+ Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng;
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín;
+ Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác;
+ Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh;
+ Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn;
+ Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.
Khi nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm phải khẩn trương tổ chức cấp cứu chuyển người bệnh đến ngay cơ sở điều trị gần nhất (Bệnh viện, Phòng khám hoặc Trạm Y tế, Trung tâm cấp cứu 115) và khai báo cơ quan chức năng (Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Sở Y tế, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Quận/huyện) để điều tra và xử lý kịp thời vụ ngộ độc thực phẩm.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.