Đại diện Bộ Y tế: Vì sao phải cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng?

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) kinh nghiệm từ các nước cho thấy, khi nới lỏng mua, bán kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng thì rất khó cấm trở lại.

{keywords}
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) Trần Thị Trang: Cần cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Điều này gây nên những hệ luỵ lớn cho xã hội, đặc biệt là tác động mạnh mẽ đến đối tượng thanh thiếu niên.

Bài học của một số nước khi nới lỏng mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã dẫn đến những hệ lụy lớn cho xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.

“Cần cấm hoàn toàn”, Ths. Trần Thị Trang Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm bán hoàn toàn

Trước đề xuất của Bộ Công thương cho phép thí điểm các công ty đã quốc gia được nhập thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ Y tế đã có công văn gửi Chính phủ đề xuất không thí điểm với các trường hợp này.

Đồng thời Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ cần có biện pháp mạnh cấm nhập khẩu, sản xuất cũng như sử dụng thuốc lá điện tử nung nóng tại Việt Nam để phòng chống những tác hại, hệ lụy do thuốc lá mới gây ra.

Lý giải vì sao lại có động thái mạnh mẽ này, ThS Trần Thị Trang cho biết, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có tác hại như thuốc lá điếu truyền thống.

Trên thế giới, nhiều nước không ủng hộ dòng sản phẩm này. Theo đó, hiện có 33 quốc gia cấm bán hoàn toàn thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng trong đó có ít nhất 25 quốc gia, vùng lãnh thổ cấm mọi hình thức mua bán, sản xuất và nhập khẩu; có 23 quốc gia hạn chế bán, các hạn chế tại các địa điểm nơi họ có thể được bán; có 8 quốc gia chỉ cho phép bán thuốc lá điện tử dưới dạng sản phẩm thuốc được cấp phép như Úc, Chile, Hongkong, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Venezuela.

Cùng đó, 47 quốc gia quy định quản lý thuốc lá mới như thuốc lá thông thường bằng các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá với những quy định về sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, phân phối, quảng cáo, dán nhãn, in cảnh báo một cách khắt khe và được quản lý nghiêm ngặt như 28 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, một số bang của Mỹ và 1 số quốc gia khác.

Tại Mỹ, 4 bang đã cấm bán tất cả các sản phẩm thuốc lá điện tử có hương vị để ngăn chặn việc gia tăng sử dụng thuốc lá điện tử của giới trẻ như NewYork, New Jersey, Rhode Island, Massachusetts.

Về phân phối, sử dụng thuốc lá thế hệ mới, đến nay có 17 quốc gia cấm phân phối, 11 quốc gia hạn chế phân phối, 22 quốc gia cấm nhập khẩu, 17 quốc gia hạn chế nhập khẩu; 11 quốc gia cấm sản xuất và 9 quốc gia hạn chế sản xuất thuốc lá điện tử để kiểm soát việc tiếp cận với các sản phẩm này.

Bà Trang cũng cho biết thêm, có 20 quốc gia cấm sử dụng ở các điểm công cộng trong nhà; 11 quốc gia hạn chế sử dụng ở các điểm công cộng trong nhà; 23 quốc gia cấm sử dụng trên phương tiện giao thông công cộng và 4 quốc gia hạn chế sử dụng trên phương tiện giao thông công cộng.

Đặc biệt có tới 8 quốc gia coi thuốc lá thế hệ mới là dược phẩm và 4 quốc gia xếp vào nhóm “chất độc” (Úc, Brunei, Czech, Malaysia).

Song song đó là chính sách kiểm soát tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng như cấm quảng cáo, khuyến mại hoặc tài trợ (42 quốc gia), hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ (29 quốc gia).

Thậm chí tại một số nước như Singapore, Thái Lan… cấm bán, nhập khẩu thuốc lá điện tử. Hay như Capuchia, đất nước láng giềng Việt Nam cũng đã ban hành thông tư về các biện pháp ngăn chặn và giới hạn việc sử dụng, buôn bán và nhập khẩu shisha và thuốc lá điện tử từ ngày 25/2/ 2014…

Nếu cho nhập VN đối mặt với tình trạng giới trẻ nghiện nicotin tăng cao

Nói thêm về vấn đề này, Ths Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, nếu Việt Nam cho phép thuốc lá được nhập khẩu vào thì tỷ lệ sử dụng sẽ tăng lên chóng mặt ở giới trẻ, trở thành mốt thời thượng.

“Khi đó, Chính phủ muốn kìm lại con ngựa rất khó và Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng giới trẻ nghiện nicotin tăng rất cao như một số nước trên thế giới”, Ths Lân nhấn mạnh.

Chung mối lo này,  bà Nguyễn Hạnh Nguyên, Quản lý Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá và bệnh không lây, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cũng nhấn mạnh việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng không an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên và thanh niên.

“Trong khi đó, trên thực tế các sản phẩm thuốc lá mới đang nhắm vào giới trẻ để tạo ra một thế hệ nghiện thuốc mới”, bà Hạnh Nguyên thẳng thắn nói.

Vì thế nếu nới lỏng quản lý thuốc lá điện tử thì hệ luỵ sẽ vô cùng lớn.

Bằng chứng là đã có một số quốc gia khi nới lỏng kiểm soát đối với thuốc lá mới đã dẫn đến hệ lụy là tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng tăng vọt.

Bà Trang đưa ra số liệu từ kết quả của nghiên cứu hành vi nguy cơ của giới trẻ mới nhất vào năm 2019 do CDC Hoa Kỳ công bố ngày 21/8/ 2020 cho thấy mức độ nghiêm trọng của đại dịch thuốc lá điện tử trong giới trẻ Mỹ.

“Việc sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên đã tăng vọt từ 13,2% lên 32,7% năm 2019.

Đáng báo động là gần 1/3 thanh thiếu niên đã tăng sử dụng thuốc lá điện tử cho biết, họ thường xuyên sử dụng-ít nhất 20 ngày mỗi tháng. Đây là dấu hiệu của việc bị nghiện nặng. Gần 11% học sinh trung học sử dụng thuốc lá điện tử ít nhất 20 ngày/tháng, chỉ ít hơn 2% so với thuốc lá truyền thống”, bà Trang dẫn chứng.

Còn tại Việt Nam, theo Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, dù chưa cho phép kinh doanh, chưa sản xuất trong nước nhưng tỉ lệ hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã tăng nhanh.

Nếu như năm 2015 có 0,2% người đang sử dụng thuốc lá điện tử (điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành-GAT 2015) nhưng đến năm 2020 tỷ lệ hút thuốc lá mới trong thanh thiếu niên ở Việt Nam là 2,6%. Riêng tại Hà Nội và TP HCM tỉ lệ này lên tới 7%.

“Bài học của một số nước khi nới lỏng đã dẫn đến những hệ lụy lớn cho xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, kể cả các nước có năng lực kỹ thuật, kinh tế như Nhật Bản, Mỹ, Canada việc kiểm soát trở lại là rất khó khăn”, ThS Trần Thị Trang nhấn mạnh.

Do đó, bà Trang cho rằng, việc ngăn chặn sử dụng sản phẩm ngay từ đầu sẽ hiệu quả hơn là cho phép thí điểm dẫn đến nguy cơ phát triển sản phẩm mới song song với thuốc lá điếu thông thường.

 N. Huyền 

 

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !