Đặc sản chôm chôm Ia Grai của Gia Lai được cấp chứng nhận nhãn hiệu

Chôm chôm Ia Grai là một trong những thứ quả đặc sản của tỉnh Gia Lai, từ lâu đã được người tiêu dùng trong nước biết đến.

Chôm chôm Ia Grai được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã vì quả to, cơm dày, đặc biệt là có vị ngọt, the mát.

Chôm chôm Ia Grai được trồng ở huyện Ia Grai nên vẫn thường được gọi là chôm chôm Ia Grai.

Gần 20 năm trước, nhiều hộ ở thôn 6 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) đã thử trồng cây chôm chôm trên vùng đất đỏ và thu được thành công, trở thành loại trái cây đặc sản của Gia Lai nên người dân nơi đây đã mở rộng diện tích trồng chôm chôm.

Năm 2018, diện tích chôm chôm nơi đây khoảng 30 ha, nhưng hiện nay, diện tích cây chôm chôm của toàn huyện lên tới 150 ha, trong đó có 85 ha kinh doanh,. Cây chôm chôm được trồng tập trung nhiều nhất là xã Ia Tô với diện tích canh tác khoảng 40 ha. 

Cây chôm chôm trồng khoảng 3 năm thì cho thu hoạch. So với các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu thì chôm chôm dễ chăm sóc hơn, tiết kiệm công lao động và chi phí đầu tư. 

Trung bình mỗi héc ta chôm chôm cho thu hoạch 30 tấn quả/năm, giá bán 18-22 ngàn đồng/kg, mang lại thu nhập cho người dân khoảng 600 triệu đồng/năm.

Tin vui đến với người trồng cây đặc sản nơi đây là Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chôm chôm Ia Grai là: "Chôm Chôm Ia Grai Gia Lai". 

Theo ông Nguyễn Đức Thừa, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Ia Grai, việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Chôm Chôm Ia Grai Gia Lai” đã khẳng định về danh tiếng và chất lượng nông sản của huyện, góp phần hoàn thiện khung pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động cung cấp các sản phẩm từ quả chôm chôm ra thị trường trong nước và quốc tế. 

Đây sẽ là cú hích cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, góp phần cao thu nhập cho người dân.

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Gia Lai hiện có 14 nhóm sản phẩm chủ lực, tỉnh đã có 7 văn bằng bảo hộ thương hiệu cộng đồng cho sản phẩm nông nghiệp, gồm: 2 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Gạo Ba Chăm của huyện Mang Yang, Hồ tiêu Chư Sê và 5 nhãn hiệu chứng nhận: Rau An Khê Gia Lai, Rau Đak Pơ, Phở khô Gia Lai, Gạo Ia Lâu Chư Prông, Gạo Phú Thiện Gia Lai và Bò Krông Pa Gia Lai, và mới đây là sản phẩm Chôm Chôm Ia Grai Gia Lai. 

Hiện tỉnh Gia Lai đang triển khai các hoạt động để xác lập quyền sở hữu cho 4 nhãn hiệu chứng nhận: Khoai lang Lệ Cần Đak Đoa, Chanh dây Gia Lai, Mật ong hoa cà phê Gia Lai và 1 chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cà phê Gia Lai.

Theo ông Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thì, một trong các yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp chính là nhãn hiệu, logo. Vì vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn.

PV

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !