Phát triển gừng Kỳ Sơn thành đặc sản, thương hiệu đặc trưng của xứ Nghệ

Năm 2019, gừng Kỳ Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Củ gừng Kỳ Sơn đã được bảo hộ về thương hiệu, được công nhận về chất lượng và trở thành đặc sản của huyện Kỳ Sơn, cũng từ đây mở ra bước ngoặt mới cho loại nông sản này.
Gừng sừng trâu Kỳ Sơn chủ yếu được xuất khẩu đi các nước.

Ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), gừng được trồng và quy hoạch trên vùng núi cao với diện tích hàng trăm héc ta, đã trở thành thành sản phẩm hàng hóa từ cách đây hơn 5 năm. Sản phẩm gừng nơi đây chủ yếu được đồng bào dân tộc Mông trồng và là nguồn thu nhập chính của bà con nơi đây.

Gừng Kỳ Sơn được đồng bào trồng nhiều ở các xã như: Na Ngoi, Bảo Thắng, Đoọc Mạy, Mường Lống, Huồi Tụ, Tây Sơn, Nậm Cắn, Nậm Càn, Mường Ải, Mường Típ, Keng Đu, Na Loi, Bắc Lý, Mỹ Lý và Bảo Nam. Trong đó trồng nhiều nhất là ở xã Na Ngoi với trên 150 ha.

Gừng Kỳ Sơn có đặc trưng riêng có thể phân biệt với các loại gừng khác trên thị trường. Sản phẩm đặc sản gừng Kỳ Sơn có 2 loại gừng dé và gừng sừng trâu. 

Gừng dé có đặc điểm củ nhỏ, thân tròn, nhiều nhánh, vỏ và ruột màu trắng ngà, lõi màu vàng nhạt, nhiều xơ, có mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng đậm, là mặt hàng được tiêu thụ trong nội địa.

Còn gừng sừng trâu củ to, thân tròn, ít nhánh. Vỏ và ruột màu trắng, lõi màu vàng nhạt, ít xơ. Gừng sừng trâu cũng có mùi thơm đặc trưng, vị cay nồng, cay đậm. Khác với gừng dé, gừng sừng trâu được xuất khẩu đi các nước ngoài. 

Yếu tố đặc trưng của gừng Kỳ Sơn mà ít loại gừng nào có đó là độ cay và hàm lượng tinh dầu lớn.

Bên cạnh yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng của gừng Kỳ Sơn, thì quan trọng nhất đó là kinh nghiệm, bí quyết của người trồng gừng nơi đây đã làm nên đặc thù của sản phẩm. Người trồng gừng ở Kỳ Sơn cho biết, ngay từ khâu chọn giống, người dân đã lựa chọn những củ chắc, không non, không già, màu sáng bóng, khoảng 10 - 11 tháng tuổi làm giống, lựa chọn mùa vụ canh tác phù hợp với điều kiện khí hậu nơi quanh năm có sương mù, thường xuyên vun gốc trong quá trình chăm sóc để cây sinh trưởng tốt hay canh tác theo phương thức bỏ hóa từ 2 đến 3 năm. Chính vì vậy, sản phẩm gừng nơi đây có những đặc trưng riêng so với các loại gừng khác trên thị trường.

Chỉ dẫn địa lý sản phẩm Gừng Kỳ Sơn

Ngoài giá trị của củ gừng, mấy năm gần đây, bà con trồng gừng Kỳ Sơn còn tăng thêm thu nhập nhờ thu hoạch hoa gừng. Hoa gừng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, được ví là đặc sản ở vùng cao mỗi năm chỉ có 1 lần. Cứ khoảng từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch là mùa hoa gừng mọc. Đây cũng là thời gian người trồng gừng Kỳ Sơn tập trung thu hái hoa gừng để bán ra thị trường tăng thêm thu nhập.

Hoa gừng mọc từ củ, bông to bằng ngón tay cái và có cuống dài khoảng 10 - 15cm, màu xanh đậm nằm ở dưới tán lá. Mỗi gốc gừng có thể ra từ 8 - 20 hoa, có gốc tốt có thể nhiều hơn.

Với hàng trăm héc ta gừng, cùng với củ thì hoa gừng cũng là một sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay, góp thêm nguồn thu cho người nông dân trồng gừng ở Kỳ Sơn.

Một trong số xã trồng gừng nhiều nhất ở Kỳ Sơn là xã Na Ngoi. Có thể nói, cây gừng là cây mũi nhọn phát triển kinh tế ở xã biên giới này. 

Theo đó, vào năm 2019, sau vụ thu hoạch gừng, nhiều gia đình ở Na Ngoi đã thu hàng trăm triệu đồng. Chính vì thế, diện tích trồng gừng ở huyện Kỳ Sơn ngày càng được nhân lên.

Trước đây, diện tích trồng gừng trên địa bàn toàn huyện Kỳ Sơn chỉ đạt từ 320 đến 350ha, nhưng riêng năm 2020 diện tích gừng lên đến 468 ha và đến cuối năm 2020 đã lên gần 1.000 ha.

Năm 2020, gừng Kỳ Sơn có giá bán cao nhất từ trước đến nay, ở mức từ 33.000 đến 35.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 40.000 đồng/kg. Gừng được mùa, được giá, khiến bà con trồng gừng Kỳ Sơn phấn khởi hơn.

Ông Phan Văn Mạnh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Kỳ Sơn cho biết, vụ thu hoạch gừng năm 2022, sản lượng gừng của Kỳ Sơn đạt khoảng 5.200 tấn.

Theo bà Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An cho biết, sản phẩm gừng Kỳ Sơn được chọn lựa là 1 trong 3 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của miền Tây Nghệ An. Hiện nay, gừng Kỳ Sơn đã gây dựng được thương hiệu trên thị trường.

Từ năm 2019, gừng Kỳ Sơn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm. Đây là cơ sở để người dân Kỳ Sơn tích cực sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ nâng cao giá trị nông sản nhằm khẳng định thương hiệu gừng Kỳ Sơn trên thị trường.

Hải Yến

Đà Nẵng: 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Đà Nẵng đợt 1/2022, có 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao.

Yên Bái xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng của từng địa phương

Thực hiện chương trình: Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP), tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển các sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế, tiềm năng ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với nhu cầu thị trường.

Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội

Sáng 21/12, Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội đã khai mạc sự kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.

Hà Tĩnh: Đưa sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy kết nối giao thương

Thời gian qua, các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các sự kiện, hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh nhằm kết nối giao thương, trưng bày sản phẩm từ đó quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.

Doanh nghiệp chia sẻ ‘bí quyết’ để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Để sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, doanh nghiệp cho biết phải làm thật, làm sạch và làm chuẩn. Tất cả các sản phẩm đều theo tiêu chí xanh, sạch và khỏe.

Hà Nội phân hạng, đánh giá 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện

Trong đợt phân hạng, đánh giá cho 45 sản phẩm OCOP thuộc 4 quận, huyện này huyện Đan Phượng có nhiều sản phẩm nhất là 23 sản phẩm. Tiếp đến, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm và huyện Ứng Hoà có 2 sản phẩm.

Hà Nội sẽ mở thêm 20 đến 30 điểm giới thiệu OCOP trong năm 2023

Theo kế hoạch phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023, Thành phố sẽ phát triển thêm 20 – 30 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP.

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình có từ 1-3 sản phẩm OCOP 5 sao

Phấn đấu đến năm 2025, Quảng Bình sẽ tổ chức đánh giá, phân hạng thêm 65-70 sản phẩm, trong đó phấn đấu từ 1-3 sản phẩm đạt 5 sao, 3-5 sản phẩm đạt 4 sao, 45-50 sản phẩm đạt 3 sao.

Sau 4 năm thực hiện chương trình OCOP, Thanh Hoá có gần 300 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Sau 4 năm triển khai thực hiện chương trình OCOP, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao.

Chương trình OCOP giúp nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm của người dân Thủ đô

Phát triển sản phẩm OCOP chẳng những giúp người dân các quận, huyện ở Hà Nội có thêm cơ hội để nâng cao thu nhập mà còn là cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của Thủ đô.

Đang cập nhật dữ liệu !