Đà Nẵng, Quảng Ngãi siết chặt An toàn thực phẩm trong dịch Covid-19
Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng thường xuyên kiểm tra tại các cơ sở chế biến và đơn vị tiếp nhận thực phẩm để đảm bảo giám sát an toàn thực phẩm, tránh nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Giám sát chặt chẽ
Từ 25/7, Đà Nẵng bắt đầu có ca nhiễm Covid-19. Đến nay, theo Sở Y tế Đà Nẵng toàn thành phố đang cách ly 1.402 trường hợp F1 tại các cơ sở y tế; 4.322 trường hợp F1 tại khu cách ly tập trung; cách ly tạm thời tại nhà 10 trường hợp F1.
Trước đó, UBND TP Đà Nẵng vừa có công văn tiếp tục tăng cường công tác vệ sinh ATTP, không nhận trực tiếp thực phẩm (đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn) tại các địa điểm cách ly, phong tỏa, các cơ sở y tế, nhằm bảo đảm không để xảy ra các sự cố liên quan đến thực phẩm do quá trình chế biến, vận chuyển... Tránh tiếp xúc gần giữa các lực lượng chức năng tại các khu phong tỏa, cách ly, các cơ sở y tế và người đem thực phẩm đến các địa điểm này.
Ví dụ đối với cơ sở Fusion Maia Đà Nẵng, đơn vị mỗi ngày cung cấp từ 300 - 500 suất ăn trưa cho các y, bác sĩ Bệnh viện Ung bướu. Tại đây, công việc chuẩn bị nguyên liệu và nấu được thực hiện từ 6 đến 9 giờ sáng. Các nhân viên thực hiện chia suất ăn, lên hộp (mỗi khay đều có từng ngăn đồ ăn riêng), đối với món nước sẽ được đóng vào hộp nhỏ riêng. Khi công tác chuẩn bị được hoàn thành, 10h sẽ vận chuyển ra xe để 10 giờ 30 phút có mặt tại bệnh viện, kịp chuẩn bị cho mọi người ăn trưa. Phòng nấu nướng và lên hộp thức ăn được thực hiện riêng biệt, tất cả có bàn, kệ đỡ trên cao.
Theo đại diện BQL ATTP thành phố Đà Nẵng, đơn vị thường xuyên phối hợp các cơ quan, đơn vị yêu cầu các tổ chức, cá nhân, hội, đoàn thể cung cấp suất ăn sẵn phải tiến hành đăng ký với BQL hoặc UBND quận, huyện và được sự đồng ý, thống nhất cho phép cung cấp suất ăn sẵn.
BQL ATTP, Phòng Y tế quận, huyện sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu về ATTP thì mới được cung cấp suất ăn sẵn trực tiếp đến các cơ sở y tế và các khu vực phong tỏa, các cơ sở cách ly tập trung.
Các cơ sở cần bảo đảm các điều kiện ATTP như: Cơ sở cung cấp suất ăn sẵn phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP phù hợp; đối với khách sạn thì phải được BQL ATTP hoặc phòng y tế quận, huyện kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu bảo đảm ATTP theo quy định. Cơ sở phải thực hiện các quy định về ATTP trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển và cung cấp suất săn chế biến sẵn.
Ngoài những cơ sở chế biến đã có nơi cung cấp nguyên liệu cố định, các đơn vị từ thiện khác mua nguyên liệu từ chợ phải ghi chép mỗi ngày việc mua nguyên liệu của ai, chợ nào, ngày tháng để truy xuất nguồn gốc nếu xảy ra sự cố về ATTP. Và tất cả đều phải thực hiện lưu mẫu trong 24 giờ.
Kiểm soát an toàn thực phẩm đưa vào khu cách ly |
Trước tình hình dịch Covid-19 ở miền Trung, Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế đã ra văn bản hướng dẫn tới các địa phương đảm bảo an toàn thực phẩm đặc biệt trong bệnh viện, trong các khu cách ly.
Hướng dẫn trong khu cách ly
Tại Quảng Ngãi, do dịch lan từ Đà Nẵng và đến nay sau Quảng Nam, Đà Nẵng thì Quảng Ngãi cũng ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19.
Đến hiện tại, để đảm bảo an toàn thực phẩm tại các khu vực cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, ngày 07/8/2020 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã ban hành Quyết định phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Quảng Ngãi tiến hành giám sát, hướng dẫn công tác đảm bảo ATTP tại các khu cách ly tập trung, nhằm hạn chế vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm có thể xảy ra.
Chi Cục An toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi đã hướng dẫn làm việc với các lhu vực cách ly tập chung. Theo đó, đảm bảo tách biệt giữa các khu vực như: sơ chế, chế biến, phân chia thực phẩm và đảm bảo đủ diện tích nhằm đảm bảo vệ sinh ATTP trong suốt quá trình từ tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến và phân chia thức ăn.
Nguồn gốc nguyên liệu nhập về để chế biến phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định
Người tham gia chế biến thực phẩm phải tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức về ATTP và thực hiện đầy đủ việc mang, mặc bảo hộ lao động, đảm bảo vệ sinh ATTP. Đảm bảo thực hiện tốt chế độ vệ sinh cá nhân, khử khuẩn bàn tay, mang khẩu trang để phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh.
Dụng cụ chế biến, ăn uống và các khu vực xung quanh cần tuân thủ chế độ vệ sinh sạch sẽ; có đủ nước sạch để chế biến thức ăn và nước sát khuẩn để vệ sinh, rửa tay trước, sau khi ăn uống; dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm có nắp đậy, có đạp chân và có lót túi, sau khi thu gom phải thực hiện phun khử khuẩn theo quy định của phòng, chống dịch.
Rút ngắn thời gian từ lúc phân chia thực phẩm đến phục vụ suất ăn đảm bảo ATTP cho công dân cách ly.
Thực hiện chế độ lưu mẫu thức ăn đúng quy định của Bộ Y tế.
Khánh Chi
Vì sao học sinh ăn cánh gà rán lại ngộ độc?
Vi khuẩn gây ngộ độc hàng loạt salmonella bị tiêu diệt ở nhiệt độ nào?
Salmonella nhiễm vào thực phẩm như thế nào?
Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể
Hà Nội tăng cường kiểm tra, tuyên truyền phòng chống thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo cách chọn bánh trung thu an toàn
Chống thuốc và thực phẩm chức năng giả, cần sự đồng hành của người tiêu dùng
Mỳ xốt tôm chua cay bị Đài Loan trả lại để tiêu huỷ, chất Ethylene Oxide độc hại ra sao?
Mua mỹ phẩm ở chợ, bệnh nhân nhập viện cầu cứu bác sĩ
Theo các bác sĩ da liễu nhiều người tin tưởng lời quảng cáo mua mỹ phẩm về dùng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương đã ra thông báo về Chương trình thu hồi sản phẩm kem Haagen dazs vị Vani của Công ty TNHH Thực phẩm Ân Nam.