Đà Nẵng: Giảm khu đô thị mới để mở âu thuyền

Đó là kiến nghị của Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng tại hội nghị bàn công tác phòng chống lụt bão, cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn năm 2014 do UBND TP tổ chức sáng 17/4

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, từ nhiều năm nay, âu thuyền trú bão Thọ Quang đã được cộng đồng ngư dân Đà Nẵng và các tỉnh trong khu vực xác nhận đảm bảo an toàn cho tàu thuyền. Nhờ có thiết kế hợp lý và kinh nghiệm tổ chức quản lý, sắp xếp tàu thuyền của Ban quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang, Sở NN-PTNT Đà Nẵng nên đã đảm bảo an toàn cho tàu thuyền trong các đợt bão lớn như bão số 9/2009 (bão Ketsana), bão số 11/2013 (bão Nari) năm 2013.

Đà Nẵng: Giảm khu đô thị mới để mở âu thuyền - ảnh 1

Tàu thuyền vào neo đậu dày đặc trong khu âu thuyền Thọ Quang (Ảnh: HC)

“Chỉ riêng trong đợt bão số 11/2013, âu thuyền Thọ Quang đã tổ chức neo đậu an toàn cho 2.182 tàu thuyền, trong đó có 350 của các tỉnh bạn như Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định…. Có thể nói ngư dân rất yên tâm đưa tàu thuyền vào trú bão tại đây trong khi nhiều khu trú bão ở các địa phương khác thì ngư dân lại không dám đưa tàu thuyền vào neo đậu!” – ông Huỳnh Vạn Thắng nói.

Tuy nhiên ông cũng cho hay, do thiếu phao bù nên sức chứa của âu thuyền Thọ Quang còn nhỏ và quá tải do có quá nhiều tàu thuyền vào neo đậu. Ngư dân Đà Nẵng hiện có trên 1.800 tàu thuyền (công suất 20CV trở lên), chưa kể tàu thuyền của ngư dân các tỉnh bạn, trong khi âu thuyền Thọ Quang chỉ có thể đáp ứng cho 1.200 chiếc vào tránh bão, số còn lại không có chỗ trú đậu nên phải “lang thang”. Sở NN-PTNT phải xin Vùng 3 Hải quân, Hải đội 2 Biên phòng… cho số tàu thuyền này vào trú ẩn, khi bão tan lại bị đuổi đi.

Trước tình hình đó, ông Huỳnh Vạn Thắng kiến nghị UBND TP Đà Nẵng quan tâm đầu tư thêm phao bù cho âu thuyền Thọ Quang và sửa chữa các phao bù đã bị hư hại qua quá trình sử dụng. Đặc biệt là giảm diện tích quy hoạch khu đô thị mới Mân Quang, bố trí mặt nước trong vịnh Mân Quang để xây thêm khu trú bão thứ 2 cho tàu thuyền của ngư dân TP. Hiện còn trên 600 tàu lớn của ngư dân Đà Nẵng chưa có nơi neo đậu, trong khi vịnh Mân Quang đã được quy hoạch gần kín.

Đồng thời ông Huỳnh Vạn Thắng cũng đề nghị Sở Cảnh sát PCCC Đà Nẵng sớm xây dựng phương án PCCC cho tàu thuyền trong âu thuyền Thọ Quang và có phương án tổ chức trực tại chỗ ngay trong khu âu thuyền trong những ngày tàu thuyền tập trung với số lượng lớn ở đây để tránh trú bão.

Theo ông Huỳnh Vạn Thắng, Nghị quyết 33 và Kết luận 75 của Bộ Chính trị về phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ CNH – HĐH đã nêu rõ việc xây dựng Đà Nẵng thành một trong những trung tâm nghề cá của cả nước. Bộ NN-PTNT cũng xác định Đà Nẵng sẽ là một trong 5 trung tâm nghề cá lớn của Việt Nam. Đồng thời Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt thêm cho Đà Nẵng một khu tránh trú bão và cảng cá cấp quốc gia. Do đó, phát triển kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đối với cả nước mà Đà Nẵng “không thể từ chối được”. 

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !