Cứu kéo tàu cá của ngư dân Kiên Giang gặp nạn
Chiều 8/7, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 127, Vùng 5 đã cứu kéo tàu cá Kiên Giang số hiệu KG 61868 TS ra khỏi nơi mắc cạn thành công.
Các tàu của Lữ đoàn 127 kéo tàu cá Kiên Giang ra khỏi nơi mắc cạn |
Tàu KG 61868 TS do bà Lê Thị Mỹ Dung sinh năm 1980 ở Khu phố 3, phường An Thới, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang làm chủ tàu.
Vào khoảng 23 giờ 30 phút ngày 6/7, tàu cá KG 61868 TS đang neo đậu tại khu vực vịnh An Thới (Phú Quốc, Kiên Giang) thì gặp dông gió, sóng lớn đánh đứt dây neo. Tàu trôi dạt vào bờ và mắc cạn.
Ngay khi phát hiện, chủ tàu cá đã liên hệ đề nghị Lữ đoàn 127 cứu nạn khẩn cấp. Do thời tiết xấu, thủy triều xuống nhanh, tàu cá bị mắc cạn sâu trong bờ nên đơn vị đã thống nhất với chủ phương tiện chờ nước lên sẽ triển khai công tác cứu nạn.
Tới 14 giờ ngày 8/7, Lữ đoàn 127 đã điều Tàu 466 và Tàu 471 cơ động tới hiện trường, triển khai phương án cứu nạn.
Sau hơn 4 giờ tích cực cứu kéo, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn đã đưa được tàu cá ra khỏi nơi mắc cạn thành công.
Nằm trong vịnh Thái Lan, cách phía Nam đảo ngọc Phú Quốc khoảng 3 hải lý đường biển; An Thới là vùng đảo gồm 18 đảo lớn với gần 3,000 dân sinh sống. Đây là quần đảo trực tiếp thuộc quyền quản lý của ủy ban nhân dân xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Với các đảo nhỏ như Hòn Thơm, Hòn Dăm Trong, Hòn Dầu, Hòn Dừa, Hòn Gầm Ghi, Hòn Khô, Hòn Kim Quy, Hòn Mây Rút Ngoài, Hòn Mây Rút Trong, Hòn Móng Tay, Hòn Roi, Hòn Trang, Hòn Vang, Hòn Vông, Hòn Xưởng… An Thới hiện là quần đảo có vị trí kinh tế trọng điểm cũng quân sự chiến lược. Đặc biệt, An Thới là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, mua bán thủy sản sầm uất tại Phú Quốc.
So với các quần đảo khác, An Thới còn là nơi rất hoang sơ chưa được đầu tư khai thác nhiều. Tuy nhiên, xét vế gốc độ du lịch trải nghiệm thì An Thới là nơi có thể đáp ứng đầy đủ nhất cho một chuyến trải nghiệm biển. Chính vì điều này mà An Thới hiện đang là điểm nhấn trong các tour du lịch khám phá tại đảo ngọc.
H. Phong