Lực lượng CSGT xử lý gần 3.000.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Cục CSGT – Bộ Công an cho biết, trong năm 2022, lực lượng CSGT trên cả nước đã xử lý 2.865.684 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền 4.124 tỷ 652 triệu đồng...

Theo thông tin từ Cục CSGT – Bộ Công an, trong năm 2022, đơn vị đã chỉ đạo cảnh sát giao thông (CSGT) công an các đơn vị, địa phương bố trí lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát (TTKS) xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), tập trung xử lý vi phạm theo các chuyên đề, đặc biệt là chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ Công an tại kế hoạch số 299. 

Lực lượng CSGT đang ra hiệu lệnh dừng xe ô tô để kiểm tra hành chính.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu, một lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an cho biết: “ Trong năm 2022, Cục CSGT triển khai đồng bộ việc xử lý vi phạm giao thông, trong đó trên đường bộ là tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, ma túy, xử lý chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện, vi phạm về phần đường, làn đường...

Không chỉ vậy, Cục CSGT cùng tăng cường xử lý phương tiện không đủ điều kiện đi vào làn thu phí không dừng, phương tiện dừng, đỗ không đúng quy định, các phương tiện vi phạm liên quan đến biển số, phương tiện kinh doanh vận tải chưa đổi biển số màu vàng, không lắp đặt camera giám sát hành trình, xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không đúng quy định…”.

“Còn ở lĩnh vực đường sắt Cục CSGT cũng chỉ đạo tăng cường xử lý vi phạm, phối hợp giải tỏa, xóa bỏ vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở qua đường sắt, kiểm tra, xử lý vi phạm các quy định về lắp đặt hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang trên tuyến đường sắt, vi phạm điều kiện an toàn tại các điểm thi công trên tuyến đường sắt... 

Ở đường thủy thì kiểm tra, xử lý vi phạm quy định về quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa, xử lý phương tiện thủy chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, lắp đặt thiết bị hút cát trái phép”, vị lãnh đạo Cục CSGT thông tin thêm.

Cảnh sát giao thông lập biên bản với trường hợp vi phạm.

Cũng theo thông tin từ Cục CSGT – Bộ Công an, trong năm 2022, lực lượng CSGT trên cả nước đã xử lý 2.865.684 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền hơn 4.124 tỷ đồng, tước 388.141 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 614.520 phương tiện các loại. 

So với cùng kỳ năm 2019, giảm 1.263.641 trường hợp (-30,6%) vi phạm, tiền phạt tăng 1.360 tỷ 298 triệu đồng (+49,11%).

So với năm 2021,  giảm 19.171 trường hợp (-0,66%), tiền phạt tăng 1.316 tỷ 028 triệu đồng (+46,86%). 

Cụ thể: Đường bộ: Xử lý 2.802.454 trường hợp, phạt tiền 4.033 tỷ 607 triệu đồng. Trong đó, có 308.508 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 11,01%), 1.818 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,06%); 62.643 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 2,24%), 7.989 trường hợp vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện (chiếm 0,29%), 69.410 trường hợp vi phạm làn đường, phần đường (chiếm 2,48%), 359.473 trường hợp chạy quá tốc độ quy định (chiếm 12,83%);...

Còn đường sắt: Xử lý 6.222 trường hợp, phạt tiền 3 tỷ 360 triệu đồng. Đường thủy: Xử lý 57.008 trường hợp, phạt tiền 87 tỷ 685 triệu đồng.

Theo Cục CSGT – Bộ Công an, cơ quan đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nghị quyết số 73 của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô; tiến trình xây dựng các văn bản hướng dẫn Nghị quyết trên; đại diện các đơn vị, địa phương đã báo cáo về công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về quá tải, nồng độ cồn, ma tuý, triển khai thực hiện đăng ký phương tiện tại cấp huyện, cấp xã… Đồng thời Cục CSGT cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị các giải pháp khác phục.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Liên tiếp xử lý thanh thiếu niên 'bốc đầu' xe máy, lạng lách trên đường

Gần đây, lực lượng công an liên tiếp phát hiện, xử lý các nhóm thanh thiếu niên có hành vi "bốc đầu" xe máy trên đường gây mất an toàn giao thông, an ninh trật tự.

Kiên Giang muốn sớm nâng cấp sân bay Phú Quốc

Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời UBND tỉnh Kiên Giang về kiến nghị sớm đầu tư nâng cấp sân bay Phú Quốc.

Đường 3.200 tỷ có ‘giải cứu’ được cảnh ùn tắc ở cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ?

Để giải quyết tình trạng ùn tắc cửa ngõ phía Nam, ngoài cao tốc Pháp Vân, TP Hà Nội cần làm thêm đường vào nội thành, như sớm hoàn thiện tuyến đường phía Nam Hà Nội (nối Hà Đông - Cầu Giẽ) và đảm bảo tiến độ Vành đai 4.

Đang cập nhật dữ liệu !