Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Quốc hội vừa nghe tờ trình và thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những vấn đề được nhiều người dân và đại biểu quan tâm là quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Nhậu hôm trước, hôm sau vẫn nơm nớp lo "dính" nồng độ cồn

Anh Nguyễn Chiến Thắng (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ quan điểm ủng hộ việc xử lý nghiêm với những trường hợp vừa nhậu tưng bừng, mặt đỏ gay gắt mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Theo anh Chiến, trong cuộc sống thi thoảng không ít người vẫn nhậu vào buổi tối, khi đó, họ đã ý thức không điều khiển xe, di chuyển bằng xe dịch vụ. Tuy nhiên, đến sáng hôm sau họ vẫn nơm nớp nỗi lo điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn.

Anh N.T.H. (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ, vào tháng 8/2023 đã bị lập biên bản vi phạm nồng độ cồn với mức 0,036 mg/L khí thở. Anh H. thừa nhận, mình có uống nửa cốc bia từ trưa, đến 20h tối bị kiểm tra thì phát hiện vi phạm.

W-kiem-tra-nong-do-con-1-copy-1.jpg
Lực lượng CSGT Hà Nội kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại đường Tố Hữu

"Bản thân tôi nhận thấy mình vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu gì là say xỉn hay mất tập trung. Luật đã ban hành thì việc xử phạt của lực lượng chức năng là đúng. Tuy nhiên, cánh tài xế chúng tôi nhiều lúc cũng trò chuyện và thật sự mong muốn có một ngưỡng vi phạm như trước đây là 0,25 mg/L khí thở để tránh trường hợp uống rượu từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn vi phạm, hoặc uống buổi trưa đến tối khuya kiểm tra vẫn bị phạt", anh N.T.H. nói.

Thực tế trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, cũng có những tài xế khi vi phạm nồng độ cồn đã bộc bạch lý do rất trớ trêu. 

Cụ thể, ngày 20/10, Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) dừng kiểm tra ô tô mang BKS 20A- 492.XX do một nữ tài xế điều khiển. Qua kiểm tra, nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,045 mg/L khí thở.

Người này tỏ ra bất ngờ về việc vi phạm, đồng thời chia sẻ chỉ uống một cốc bia hoa quả (có nồng độ cồn thấp) từ trưa, đến 21h cùng ngày mới dám lái xe, nhưng khi kiểm tra vẫn vi phạm. 

Nữ tài xế bày tỏ: "Tôi đã nghỉ ngơi từ trưa đến tối mới lái xe nhưng không ngờ vẫn có nồng độ cồn. Nếu thiếu tỉnh táo thì không ai điều khiển xe chở theo con mình".

Nên nghiên cứu tỷ lệ vi phạm nhất định với nồng độ cồn?

Trong thảo luận tại tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đề cập đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, một số đại biểu bày tỏ băn khoăn.

Theo đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương), việc cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là không thực tế.

Đại biểu đoàn Bình Dương nêu, nhiều người tối hôm trước liên hoan, sáng hôm sau đo vẫn còn nồng độ cồn. Trong khi đó họ vẫn tỉnh táo để bảo đảm đi làm bình thường.

385533363-6687910544597068-7714201272480731722-n-1-1.jpg
Đại biểu Nguyễn Quang Huân (đoàn Bình Dương)

Cùng vấn đề trên, đại biểu Phạm Như Hiệp (đoàn Thừa Thiên - Huế) cho rằng, nếu cấm ngặt như vậy thì người điều khiển xe thô sơ cũng vi phạm và bị xử lý. Do vậy, theo ông, "nếu uống một chút rượu" mà đi xe đạp cũng bị phạt thì quá trình triển khai luật sẽ phức tạp.

Ngoài ra, theo đại biểu, việc cấm người uống rượu tham gia giao thông ngay thì đã rõ. Nhưng thực tế, việc người dân uống rượu từ buổi tối hôm trước mà sáng hôm sau đi làm, trong máu vẫn còn nồng độ cồn, nếu phạt cái này rất băn khoăn. Do vậy, đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị nên quy định ngưỡng vi phạm nồng độ cồn ở mức nào thì bị phạt.

Đại biểu Phạm Đức Ấn (đoàn Hà Nội) đề xuất nghiên cứu một tỷ lệ nhất định để giới hạn nồng độ cồn cho phép trong khí thở và trong máu, không nhất thiết cứ có nồng độ cồn là bị xử phạt.

"Luật của các nước trên thế giới về cơ bản họ đều có tỷ lệ nhất định nào đó, ta cũng nên nghiên cứu", ông Ấn nói.

Theo đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên), việc quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là cần thiết nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo luật cần nghiên cứu mức nồng độ cồn phù hợp với từng loại phương tiện để đảm bảo tính khả thi.

W-kiem-tra-nong-do-con-2010-1.jpg
Đội CSGT đường bộ số 6 kiểm tra vi phạm nồng độ cồn trên phố Miếu Đầm (Hà Nội)

Nêu quan điểm khác, đại biểu Vũ Xuân Hùng (đoàn Thanh Hóa) đồng tình với quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đại biểu cho biết, qua khảo sát của 177 nước trên thế giới về quy định phòng chống tác hại rượu bia có 25 nước quy định bằng nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0.

“Như vậy, cứ uống rượu bia vào, có nồng độ cồn trong hơi thở là vi phạm. Các nước còn lại có những quy định khác nhau về các hành vi bị cấm với tỷ lệ nồng độ cồn trong máu và hơi thở khác nhau”, ông Hùng thông tin.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng - An ninh về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng cho biết đang có 2 luồng quan điểm khác nhau.

Về quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định này.

Tuy nhiên, một số ý kiến nhất trí với quy định cấm tuyệt đối như dự thảo, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !