Clip ‘kẻ lười biếng’ gây sốc: Chỉ cần học đến lớp 9

“Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ”, đây là phát ngôn của một thanh niên trong clip "Sự trăn trở của một kẻ lười biếng".

Gần đây, clip Sự trăn trở của một kẻ lười biếng do một thanh niên hiện tự nhận đang học lớp 12 thực hiện đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng xã hội và diễn đàn.

Đoạn clip dài hơn 1 giờ đã lập luận về những bất cập trong nền giáo dục Việt Nam như thừa kiến thức, bệnh thành tích, phương pháp dạy lạc hậu… Những yếu kém này không phải lần đầu tiên được đề cập đến mà đã có rất nhiều chuyên gia giáo dục từng phát biểu trước đó.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý trong đoạn clip này đó là phát ngôn gây sốc: “Nếu có người hỏi tôi lớp mấy là đủ, tôi trả lời lớp 9 là đủ”.

Clip ‘kẻ lười biếng’ gây sốc: Chỉ cần học đến lớp 9 - ảnh 1
Chàng trai trong clip Sự trăn trở của một kẻ lười biếng.

Trước khi đưa ra phát ngôn này, chàng trai đã thể hiện quan điểm về thế nào gọi là kiến thức cơ bản: “Trước hết không có gì gọi là mới mẻ khi than vãn kiến thức thừa ở THPT hiện nay… Phải chăng chúng ta đang quy quá nhiều kiến thức vào hai chữ "cơ bản". Nếu mỗi người hỏi tôi kiến thức học đến lớp mấy thì là "cơ bản", với tôi mỗi lớp đều có kiến thức cơ bản riêng nhưng song hành với chúng lại có quá nhiều kiến thức không cơ bản chút nào”, và khẳng định: "Lớp 12 là giai đoạn khắc nghiệt nhất trong đời của mỗi học sinh".

Để chứng minh cho quan điểm vì sao chỉ cần học đến lớp 9, chàng trai này đưa ra hai lý do :

Thứ nhất, tác giả clip cho rằng: “Tôi tin rằng tuổi 14,15 đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình”.

“Có người muốn làm lập trình viên, đầu bếp nhà hàng, giám đốc ngân hàng, thiết kế thời trang, thậm chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đâu phải nghề nào cũng cần biết đến phương trình chuyển động? Một kỹ sư vật lý liệu có cần phân tích hình tượng nghệ thuật trong một bài văn hay không? Một nhà văn có cần biết phương trình của một loạt các phản ứng hóa học?”.

Giáo viên hay giáo sư cũng đi theo một vài kiến thức chuyên môn của mình, kiến thức liên ngành rộng đến đâu cũng tùy vào tầm của mỗi người.

Qua những ví dụ cụ thể, chàng trai này không tin có một nghề nào cần đến toàn bộ kiến thức THPT và thắc mắc: “Vậy mà học sinh lại phải đáp ứng bài tập, bài học của hơn một chục môn học thì phải làm thế nào?”.

Lý do thứ hai đó là: “Đến khi vào đại học, tùy những trường khác nhau, những kiến thức khác nhau, thứ mà chúng ta đã bỏ đến 3 năm trời nhồi nhét lại dần trở nên vô nghĩa, lãng quên.

Vì sao quên? Không phải vì không bao giờ dùng đến, không phải vì vượt quá dung lượng bộ nhớ cho phép, quên vì đa phần học không phải mở mang hiểu biết mà lao vào chạy đua thành tích với các loại cuộc thi.

Mười hai năm học là 12 năm chạy đua với các kỳ thi bao gồm: Kiểm tra miệng 15 phút, 45 phút, học kỳ 1, học kỳ 2, cuối năm, thi tốt nghiệp, thi chuyển cấp, thi vào, thi ra, thi lên, thi xuống”.

Như vậy, nếu theo lập luận của chàng trai này, ba năm học phổ thông hoàn toàn không cần thiết vì không chỉ làm lãng phí thời gian của các bạn trẻ mà còn khiến quá trình học tập trở nên căng thẳng và không đem lại hiệu quả thực sự.

Cùng xem clip lý giải vì sao cần học đến lớp 9 đang gây tranh cãi này:

An Hoàng

Gần 800 sinh viên được đào tạo chuyên ngành rau hoa quả và cảnh quan

Đây là thông tin được GS. TS Phạm Văn Cường, PGĐ Học viện Nông nghiệp Việt Nam thông tin tại Hội thảo quốc gia “Phát triển bền vững ngành Hoa, cây cảnh Việt Nam”.

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Hơn 12.000 học sinh, sinh viên được đào tạo về công nghệ AI

Đến nay đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên đến từ 95 trường học tại 21 tỉnh thành trên cả nước được đào tạo về vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Đang cập nhật dữ liệu !