Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo sự nguy hiểm của bí đỏ đối với một số bệnh

Nhà dinh dưỡng người Nga Olga Perevalova nói rằng ăn bí đỏ không tốt cho tất cả mọi người, nhất là những trường hợp được đưa ra trong bài dưới đây.

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Sputnik (Nga), chuyên gia dinh dưỡng Olga Perevalova nói rằng ăn bí đỏ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người mắc một số bệnh lý. 

Không nên ăn bí đỏ khi gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Theo bà Olga Perevalova, một người khỏe mạnh có thể sử dụng bí đỏ hàng ngày, bởi vì thực phẩm này rất giàu carotenoid, rất tốt cho sức khỏe của mắt và da, ngoài ra hạt bí đỏ cũng có tác dụng tẩy giun sán.

Tuy nhiên, trong thời điểm gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày cấp, viêm đại tràng, loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, ngộ độc… thì không nên ăn bí đỏ. Trong khi gặp các trường hợp này, không chỉ bí ngô mà cũng nên hạn chế ăn các loại rau củ khác, vì các loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, khi vào đường tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến màng nhầy, từ đó làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Không nên ăn bí đỏ khi gặp vấn đề về bài tiết dịch mật

Chuyên gia cho biết, bí đỏ có tác dụng lợi mật, nên nếu gặp vấn đề về bài tiết dịch mật thì bạn cũng không nên ăn bí đỏ, sẽ làm trầm trọng thêm bệnh. Bà Olga Perevalova nói, khẩu phần bí đỏ được khuyến nghị là 200-300 g.

Một số chú ý khi ăn bí đỏ:

Nguy cơ ăn bí đỏ liên tục sẽ gây vàng bàn tay, bàn chân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn không nên ăn bí đỏ quá 2 bữa/tuần. Nguyên do là trong bí đỏ chứa rất nhiều tiền chất của vitamin A, nếu bạn ăn nhiều, chất này không kịp tiêu hóa, sẽ dự trữ ở gan và dưới da. 

Ăn bí đỏ để lâu dễ lên men. Bí đỏ chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, nếu lưu trữ trong thời gian dài dễ khiến bên trong bí đỏ xảy ra quá trình lên men và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

Bảo quản trong tủ lạnh gây ngả màu mất an toàn. Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn. 

Bí đỏ già để lâu chứa lượng đường cao. Không nên ăn nhiều bí đỏ già để lâu, vì khi để lâu bí đỏ chứa hàm lượng đường cao.

Không nấu bí đỏ với dầu ăn. Nếu sử dụng dầu ăn để nấu bí đỏ sẽ làm giảm những dưỡng chất của loại quả này. Vì vậy, cách chế biến bí đỏ tốt nhất là luộc, hấp, nướng… 

Hạ Thảo 

Giả danh bác sĩ bệnh viện lớn yêu cầu người bệnh chi tiền triệu mua thuốc

Ông T. nhận 2 cuộc gọi tự xưng là bác sĩ Bệnh viện 108 và Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả, yêu cầu ông mua 3 gói thuốc với giá 1,2 triệu đồng để uống trước khi chạy thận.

Sốc phản vệ sau 5 phút uống thuốc say xe

Sau 5 phút uống thuốc chống say xe dạng nước, người phụ nữ bị khó thở, nôn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay, mẩn ngứa toàn thân phải đi cấp cứu.

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !