Ứng phó với dịch bệnh: Bệnh viện đẩy mạnh thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt là một trong những biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

{keywords}
Ứng phó với dịch bệnh, nhiều bệnh viện đẩy mạnh thanh toán viện phí không dùng tiền mặt

Theo khuyến cáo của WHO, người dân nên sử dụng các phương thức thanh toán phi tiền mặt để phòng trừ dịch bệnh.

Mặc dù nhiều người dân vẫn giữ thói quen dùng tiền mặt nhưng không ít người bệnh đã nhận thấy lợi ích của việc dùng thẻ để thanh toán viện phí.

Trước đòi hỏi thực tế, các bệnh viện đang khẩn trương thúc đẩy hình thức thanh toán này, đem lại sự thuận tiện cho cả người bệnh và bệnh viện, giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Theo đó, từ ngày 1/9/2020, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp (Hà Nội) chính thức triển khai các giải pháp thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Việc đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí khám chữa bệnh không dùng tiền mặt được thực hiện theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; Chỉ thị số 12/CT-BYT của Bộ Y tế ngày 2/10/2019 về việc đẩy mạnh triển khai thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt.

Theo PGS.TS Hà Hữu Tùng – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, sẽ có 5 phương thức thanh toán được áp dụng gồm: Phương thức sử dụng thẻ ATM, VISA, MASTER; thanh toán qua ví điện tử; sử dụng mã QR Code; thanh toán qua thẻ khám bệnh thông minh của bệnh viện và chuyển khoản trực tiếp từ ngân hàng bằng Internetbanking, Smartbanking.

Là một bệnh viện đa khoa với nhiều chuyên khoa khác nhau do đó trong nhiều năm qua, BV Đa khoa Nông nghiệp không chỉ tiếp nhận khám chữa bệnh cho những người dân sinh sống trên địa bàn TP Hà Nội  mà còn tiếp nhận người bệnh từ các tỉnh thành khác.

Do đó, với các giải pháp tiện ích này được triển khai thì người bệnh, người nhà có thể sử dụng đa dạng các phương thức thanh toán, giảm thời gian chờ đợi, góp phần tăng sự hài lòng khi khám chữa bệnh tại bệnh viện.

“Cùng với hệ thống thông tin bệnh viện, hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số bệnh viện, hướng tới mô hình "Bệnh viện thông minh", PGS. Tùng thông tin.

Tương tự, tại BV Da liễu Trung ương, dù triển khai thanh toán viện phí không dùng tiền mặt từ khá sớm (năm 2017). Tuy nhiên, Ths. Lê Thế Vinh, trưởng phòng Công nghệ thông tin và Giáo dục y tế cho biết, việc hệ thống mạng bị lỗi khiến việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt gặp trở ngại. Điểm kết nối bị nghẽn mạng (xuất phát từ nhà cung cấp) khiến quá trình thao tác bị lỗi. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ phải quay trở lại việc thanh toán bằng tiền mặt.

Để khắc phục vấn đề này, theo ông Vinh,  BV đã kết nối việc bệnh nhân dùng thẻ và dùng tiền mặt để thanh toán viện phí qua phần mềm khám, chữa bệnh tại Bệnh viện, hạn chế tối đa sai sót, cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh nhân và thẻ mà người bệnh đã sử dụng để thanh toán viện phí. Như vậy, bệnh nhân tới BV khám bệnh có thể yên tâm thanh toán viện phí bằng cả 2 hình thức là tiền mặt và qua thẻ ngân hàng.

Thời gian tới, BV cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt để cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có hơn 70 ngân hàng cung cấp dịch vụ ứng dụng di động và hơn 30 ví điện tử của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có thể tham gia cung cấp các giải pháp thanh toán chi phí khám, chữa bệnh không dùng tiền mặt. Gần 14.000 cơ sở y tế đều có sử dụng tài khoản ngân hàng.

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !