Cổng hỗ trợ thanh toán công quốc gia có ưu điểm gì nổi bật?

Cổng PayGov không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến mà còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như: y tế, giáo dục, điện, nước,…

Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 đã đề ra chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2019-2020 “Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4”.

Trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, các Bộ, ngành, địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cả nước tính đến quý II/2020 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019 từ 7,3% lên 14,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp so với mục tiêu Nghị quyết 17 đặt ra.

{keywords}
Nghi thức ra mắt Cổng PayGov.

Tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương ngày 12/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) chủ trì xây dựng và triển khai Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc ngay trong năm 2020. Đây được coi là một trong các giải pháp chủ yếu nhằm tháo gỡ nút thắt về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 còn chưa cao.

Việc Bộ TTTT phát triển, sớm đưa vào sử dụng Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov) sẽ giúp các bộ, ngành, địa phương thực hiện kết nối, sử dụng PayGov hoàn thành chỉ tiêu về dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong năm 2020 và giúp người dân thanh toán dễ dàng, thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công.

Và ngày 24/7/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức lễ ra mắt “Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov)”.

Cổng PayGov được phát triển không làm chức năng thanh toán trực tuyến mà thực hiện chức năng tạo lập nền tảng hỗ trợ cho các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ, ngành, địa phương kết nối với các hệ thống trung gian thanh toán.

Hệ thống được thiết kế để giải quyết các vấn đề chính gồm: Giải quyết vấn đề về kết nối: Cổng dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành địa phương chỉ cần kết nối với Cổng PayGov với một giao điện thống nhất là có thể sử dụng các tiện ích của tất cả các trung gian thanh toán. Đồng thời, các trung gian thanh toán chỉ cần kết nối đến Cổng PayGov là có thể tiếp cận, cung cấp dịch vụ cho tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Giải quyết vấn đề về tra soát, đối soát, quyết toán: Cổng PayGov cung cấp công cụ hỗ trợ giải quyết vấn đề về tra soát, đối soát, quyết toán giữa các bên liên quan; đặc biệt là hỗ trợ đối soát, quyết toán một cách tự động với kho bạc.

Giải quyết vấn đề về một địa chỉ thanh toán thống nhất: Cổng PayGov không chỉ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho dịch vụ công trực tuyến mà còn có thể mở rộng đáp ứng nhu cầu thanh toán trực tuyến của người dân đối với dịch vụ, tiện ích khác như: y tế, giáo dục, điện, nước,…

Cổng PayGov sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030": Đến năm 2025, tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%; Đến năm 2030 tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại lễ ra mắt Cổng hỗ trợ thanh toán quốc gia (PayGov).

Sau thời gian khẩn trương thực hiện, hiện tại Cổng PayGov đã triển khai hợp tác và kết nối với 9 trung gian thanh toán gồm: NAPAS, VIETTEL DIGITAL, VNPAY, M_SERVICE JSC, VIETUNION, VTC, NGANLUONG JSC, VIMASS JSC, FPT TELECOM.

Tại sự kiện, 9 trung gian thanh toán đã thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác với Cục Tin học hóa, Bộ TTTT về việc triển khai Cổng thanh toán quốc gia (PayGov). Cổng PayGov sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi kết nối, hướng đến sẽ kết nối với tất cả các trung gian thanh toán tại Việt Nam.

Cổng PayGov hiện đã hoàn thành kết nối thử nghiệm với cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh và sẵn sàng để đưa vào sử dụng chính thức; đang thực hiện kết nối thử nghiệm với cổng dịch vụ công các tỉnh như: Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Hà Nội…

Cổng PayGov chính thức ra mắt và vận hành là một sự kiện quan trọng, khẳng định vai trò dẫn dắt, thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam, cung cấp cho người dân và doanh nghiệp công cụ hỗ trợ thanh toán dịch vụ công một cách thuận lợi, minh bạch, tin cậy. Đây là tiền đề để thúc đẩy xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Hiền Anh

Đến năm 2025, thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công của Bà Rịa Vũng Tàu đạt 90-95%

Đến cuối năm 2025, 90-95% thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công tỉnh; 90-100% giao dịch nộp thuế, phí, lệ phí… bằng phương thức thành toán không dùng tiền mặt tại địa bàn đô thị.... của Bà Rịa Vũng Tàu.

11 tháng đầu năm, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 85,6%

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong 11 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021.

Hà Nội: Đi ăn bánh mỳ ven đường hay đến nhà hàng sang đều không cần mang theo tiền mặt

Mua một chiếc bánh mỳ ven đường, vào quán cháo lòng hay thậm chí vào những nhà hàng sang trọng.... hiện nay thực khách cũng không cần mang theo tiền mặt mỗi khi thanh toán.

Giới trẻ mua sắm khắp nơi không cần dùng đến tiền mặt

Từ chủ tạp hóa đến chủ shop quần áo hay các siêu thị đều sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa tiện lợi, nhanh chóng để phục vụ nhu cầu khách hàng, nhất là giới trẻ ngày nay.

Công nghệ sinh trắc học giúp người dùng yên tâm hơn với thanh toán không dùng tiền mặt

Công nghệ sinh trắc học nhận được niềm tin từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam trong việc thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

TP Cần Thơ tăng cường triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm tăng cường triển khai, thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh, TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan, ban ngành, địa phương tăng cường tuyên tuyền, xây dựng để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Hà Nội: Nộp phạt lỗi vi phạm giao thông online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi

Hiện nay, người vi phạm giao thông tại Hà Nội có thể nộp phạt qua mạng và được nhận lại giấy tờ tại nhà thông qua đường bưu điện.

Hà Nội: Đi chợ mua rau không cần mang tiền mặt

Theo ghi nhận của PV Infonet, hiện nay tại các cửa hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đang sử dụng hình thức thanh toán qua mã QR rất nhiều. Không chỉ tại các cửa hàng lớn, nhiều quán bán rau, thịt cá tại các chợ cũng thanh toán bằng QR code

Khi người dân quê dần quen với thanh toán không dùng tiền mặt

Cho tới thời điểm hiện tại, có gần 72.000 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ Mobile Money, trong đó có 39.000 điểm giao dịch nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Đi chợ thời 4.0: Từ mua thịt đến hoa quả đều không cần mang theo tiền mặt

Việc thanh toán qua các ứng dụng công nghệ tài chính hay thanh toán bằng mã QR của ngân hàng đang ngày càng thể hiện sự thuận tiện trong giao dịch hàng ngày. Từ mua rau, thịt cá, hoa quả… dù là ở chợ cóc cũng đều chỉ cần chiếc điện thoại.

Đang cập nhật dữ liệu !