Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác thị trường mới bất chấp dịch bệnh

Bất chấp thế giới chia cắt vì dịch bệnh, các doanh nghiệp Việt vẫn nỗ lực đẩy mạnh khai phá thị trường mới, nhiều cơ hội mới mở ra

Thép Hòa Phát đi châu Phi

Công ty TNHH Thép Hòa Phát Hưng Yên, một công ty thành viên của Tập đoàn Thép Hòa Phát vừa ký một số hợp đồng xuất khẩu thép cuộn chất lượng cao mác SAE cho rút dây sang thị trường Châu Phi, đánh dấu thành công trong việc mở thêm thị trường xuất khẩu mới.

Thông qua các công ty thương mại đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sỹ, Dubai, Thép Hòa Phát bắt đầu xuất sản phẩm sang lục địa đen đầy tiềm năng. Dự kiến trong tháng 9, tháng 10/2020, các lô hàng đầu tiên sẽ được vận chuyển tới Kenya và Ghana với tổng khối lượng gần 30.000 tấn. Trong đó, thị trường Kenya là hơn 17.000 tấn, còn lại là sang Ghana.

Toàn bộ số hàng xuất sang châu Phi được sản xuất tại Khu liên hợp sản xuất gang Thép Hòa Phát Hải Dương. 

{keywords}
Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác thị trường mới bất chấp dịch bệnh

7 tháng đầu năm, Hòa Phát đã xuất khẩu 160.000 tấn thép cuộn chất lượng cao, tăng tới 2,3 lần so với 7 tháng đầu 2019 và cao hơn 35,5% so với tổng lượng sản phẩm SAE xuất khẩu trong cả năm 2019. Các thị trường gồm Mỹ, Nhật, Canada,Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Brunei, Philippines, Singapore. Với việc chinh phục được các thị trường khó tính, thép Hòa Phát dễ dàng xâm nhập vào các thị trường khác.

Từ tháng 10/2016, Hòa Phát bắt đầu đẩy mạnh chế tạo và cung cấp thép cuộn rút dây từ phi 5.5 đến phi 16mm, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe nhất của Mỹ, Nhật Bản. Đây là lợi thế đặc biệt của nhà sản xuất thép từ quặng sắt lớn nhất Việt Nam. Nhờ vậy, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đang tăng mạnh. 

Xuất khẩu dệt may vọt lên đứng thứ 2 thế giới

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, kéo kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Bangladesh trở thành quốc gia xuất khẩu dệt may lớn thứ 2, sau Trung Quốc.

Số liệu của Cục Xúc tiến Xuất khẩu Bangladesh cung cấp cho thấy Bangladesh đã thu về 11,92 tỷ USD nhờ xuất khẩu các sản phẩm may mặc sẵn trong 6 tháng đầu năm, trong khi con số xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng là 13,18 tỷ USD. 7 tháng, dù bị sụt giảm 12,1%, nhưng dệt may Việt Nam mang về 16,2 tỷ USD.

Các nhà xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh cho rằng, đại dịch Covid-19 đã khiến họ tụt hậu so với Việt Nam.

Hoạt động sản xuất của Việt Nam không bị gián đoạn quá nhiều do nước này đã kiểm soát sự lây lan của Covid-19 tốt hơn, đại diện HIệp hội xuất khẩu, sản xuất hàng dệt kim của Bangladesh nói.

Bangladesh, nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai sau Trung Quốc, đã giảm 20,14% xuống 2,25 tỷ USD trong tháng 3 và 85,25% xuống 375 triệu USD trong tháng 4, mức giảm lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu của nước này.

Do nửa đầu năm, sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam vẫn được duy trì tốt, trong khi 2 nước đứng đầu về xuất khẩu mặt hàng này bị ảnh hưởng nhiều bởi cách ly xã hội chống dịch. Nhờ đó, thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ và EU tăng lên.

Lãnh đạo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, xét về mức độ suy giảm chung của ngành dệt may trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi ghi nhận giảm 12-14%, trong khi Bangladesh và Ấn Độ đều giảm 23% trong 6 tháng đầu năm.

Xuất khẩu gạo tăng 11% giá trị

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 7 tháng đầu năm, khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn và 1,9 tỷ USD, giảm 1,4% về khối lượng nhưng tăng 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Hiện nay Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 36,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,4 triệu tấn và 634,3 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng tới 30,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Cùng với Philippines, các thị trường xuất khẩu gạo có trị giá tăng mạnh nhất là: Senegal (gấp 19,6 lần đạt 41,1 nghìn tấn), Indonesia (gấp 2,8 lần đạt 45,2 nghìn tấn) và Trung Quốc (tăng 88,9% đạt 457,6 nghìn tấn).

Ngân Khánh

Điểm nhấn phục hồi kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022

Trong năm 2022, với nhiều chính sách hỗ trợ được Chính phủ ban hành, Việt Nam đã ghi nhận những con số phục hồi kinh tế và tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng.

Đánh giá kết quả 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA

Sau 2 năm thi hành Hiệp định EVFTA, dư địa và cơ hội từ thị trường EU còn rất rộng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Hiệp định CPTPP tăng vị thế cho ngành xuất khẩu Việt Nam

Tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên Hiệp định CPTPP đã đạt 88,1 tỉ USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Asia Times: Việt Nam là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19

Việt Nam được đánh giá là kiểu mẫu phục hồi kinh tế sau Covid-19, và trở thành nền kinh tế hoạt động tốt nhất khu vực châu Á trong năm 2022.

Việt Nam sẽ là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc trong năm nay

Việt Nam ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với Hàn Quốc và khả năng trong năm nay, Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của đất nước củ sâm.

Việt – Hàn thúc đẩy hợp tác thương mại và năng lượng

Việt Nam và Hàn Quốc đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo giữa hai nước.

Cơ hội của doanh nghiệp Anh tại Việt Nam nhờ Hiệp định UKVFTA

Hiệp định UKVFTA mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng tại Việt Nam như giáo dục hay năng lượng tái tạo.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 và dự đoán thách thức

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2022 là 8,1%, và dự đoán thách thức đang chờ đợi vào năm 2023.

Gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư ở Việt Nam

Khảo sát của JETRO cho thấy gần 60% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong 1 - 2 năm tới.

Việt Nam có tiềm năng lọt Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ

Nhiều khả năng Việt Nam sẽ vượt qua Anh để vào Top 7 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ về thương mại hàng hóa trong năm nay.

Đang cập nhật dữ liệu !