Hà Nội: Công nhận xếp lại hạng I đối với 7 Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế
Theo đó, UBND Thành phố công nhận xếp lại hạng I đối với 07 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện đa khoa Đức Giang; Bệnh viện Thanh Nhàn; Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn; Bệnh viện đa khoa Hà Đông; Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; Bệnh viện Tim Hà Nội; Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Thời gian xếp hạng là 05 năm, kể từ ngày 22/8/2018.
![]() |
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 1 trong 7 bệnh viện thuộc Sở Y tế được công nhận xếp lại hạng I. |
![]() |
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là 1 trong 7 bệnh viện thuộc Sở Y tế được công nhận xếp lại hạng I. |
Các chức danh lãnh đạo của các Bệnh viện hạng I được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau: Giám đốc: hệ số 1,0; Phó Giám đốc: hệ số 0,8; Trưởng khoa, phòng và các chức vụ tương đương: hệ số 0,6; Phó Trưởng khoa, phòng, Y tá trưởng, Kỹ thuật viên trưởng, Nữ hộ sinh trưởng khoa và các chức vụ tương đương: hệ số 0,5.
Cùng ngày, UBND Thành phố cũng ban hành Quyết định số 4406/QĐ-UBND về việc công nhận xếp lại hạng II đối với các Bệnh viện trực thuộc Sở Y tế. Theo đó, công nhận xếp lại hạng II đối với 18 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện đa khoa Hòe Nhai; Bệnh viên đa khoa Thanh Trì; Bệnh viện đa khoa Đông Anh; Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn; Bệnh viện đa khoa Sơn Tây; Bệnh viện đa khoa Vân Đình; Bệnh viện đa khoa huyện Đan Phượng; Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì; Bệnh viện đa khoa Đống Đa; Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba; Bệnh viện Bắc Thăng Long; Bệnh viện Phổi Hà Nội; Bệnh viện Mắt Hà Nội; Bệnh viện Da Liễu Hà Nội; Bệnh viện Thận Hà Nội; Bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Nội; Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội; Bệnh viện 09. Thời gian xếp hạng là 05 năm, kể từ ngày 22/8/2018.
Các chức danh lãnh đạo của các Bệnh viện hạng I được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau: Giám đốc: hệ số 0,8; Phó Giám đốc: hệ số 0,6; Trưởng khoa, phòng và các chức vụ tương đương: hệ số 0,5; Phó Trưởng khoa, phòng, Y tá trưởng, Kỹ thuật viên trưởng, Nữ hộ sinh trưởng khoa và các chức vụ tương đương: hệ số 0,4.