Chương trình lớp 1: Cô giáo và phụ huynh giằng co một đứa trẻ ở cổng trường

"Nếu không quá tải thì tại sao học sinh học đến nay được hơn 20 âm mà 1/2 lớp nhầm âm loạn xị, 1/3 ngọng dấu và âm, 1/3 nhầm dấu sắc/ huyền...", cô giáo dạy lớp 1 tại trường tiểu học quận Hà Đông nói thẳng 

{keywords}
(Ảnh minh họa: VTC news)

Với chương trình lớp 1 mới, trong khi phụ huynh hoang mang cho rằng chương trình nặng với trẻ thì giáo viên cũng than khổ chẳng kém. Nhiều đồng nghiệp của cô giáo L. Anh (giáo viên một trường tiểu học ở Quận Hà Đông) than phiền: SGK lớp 1 năm nay khó và vội. 

Từng có nhiều năm được phân công đứng lớp 1, cô L. Anh cho biết, môn Tiếng Việt trước đây tuần 24 kết thúc phần vần thì nay rút xuống ở tuần 18.

“Mặc dù, chương trình tăng hai tiết nhưng là 2 tiết luyện đọc và luyện viết nâng cao, điều này khiến không đủ thời gian cho học sinh ôn tập lại âm vần đã học chứ nói gì là nâng cao”, cô L.Anh chia sẻ.

Hiện tại lớp 1 không có phân phối chương trình như các năm trước nhưng kế hoạch được tổ trưởng tổ 1 lên và cả tổ cùng thực hiện.

Ở lớp cô L. Anh đang giảng dạy, ngoại trừ các em học chữ trước thì thành thạo bài đọc, còn lại những em học sinh khác đang đánh vật với đọc, viết cả trên lớp và ở nhà.

Không đồng tình với cách giải thích của Bộ GD&ĐT cho rằng giáo viên được hoàn toàn chủ động nội dung dạy, chương trình không nặng, cô L. Anh nêu thẳng thực trạng: Nếu không quá tải thì tại sao học sinh học đến nay được hơn 20 âm mà 1/2 lớp nhầm âm loạn xị, 1/3 ngọng dấu và âm, 1/3 nhầm dấu sắc/ huyền... còn chưa kể cá biệt học sinh không thể phát âm một số âm? Nếu giáo viên cứ dạy chậm lại trong khi chỉ có 1 tuần trống cuối kì với 12 tiết học thì làm sao bù cho kịp chương trình?

“Chương trình thực sự nhẹ nhàng với học sinh đọc thông viết thạo thôi. Còn các em có nền nếp tốt, tác phong nhanh nhẹn, không bị ngọng, thuộc bảng chữ cái... thì vẫn đang phải cố gắng mỗi ngày để hoàn thành bài.

Chưa nói đến những em chữ cái chưa thuộc, ngọng, chưa quen nền nếp học tập thì hôm nào cũng đánh vật tới 23h đêm. Có phụ huynh lớp tôi đánh con vì ngọng dấu ngã thành dấu sắc...”, cô L. Anh cho biết.

Theo cô L. Anh, với mục tiêu của chương trình sách giáo khoa mới đòi hỏi giáo viên tạo mọi điều kiện để học sinh được chủ động chiếm lĩnh kiến thức, người giáo viên phải thực sự sáng tạo tùy theo đối tượng học sinh.

“Tuy nhiên với cơ sở vật chất và cách quản lý vẫn như cũ thì sự trao quyền này hầu như không xảy ra. Lấy vở sạch chữ đẹp để đo lường trình độ chuyên môn của giáo viên sẽ bóp nghẹt sự sáng tạo vì giáo viên đâu còn thời gian tổ chức hoạt động khác thay cho nắn chỉnh chữ nghĩa đúng ô li, dòng kẻ....”, cô L. Anh bày tỏ.

Với chương trình mới này, nhiều phụ huynh cho rằng nếu không cho con học trước sẽ rất khó theo kịp. Về vấn đề này, cô L. Anh nhận định, học trước cũng ở hai mức độ.  Mức độ 1, học sinh học thuộc bảng chữ cái, chữ ghép, làm quen cách đánh vần, thuộc và thành thạo các nét, thuộc mặt số, tập đếm đúng đến 100. Những học sinh này sẽ bắt nhịp dần và chắc chắn ổn.

Nhóm học trước thứ hai là đọc viết thành thạo thì khi lên lớp, học sinh rất chủ quan. Cá nhân cô L. Anh không ủng hộ việc học trước này.

Mặc dù sĩ số lớp chưa đầy 30 học sinh nhưng cô L. Anh cũng "không có thời gian nghỉ”.

“Trước 7h30 tôi phải có mặt ở trường, vào lớp ổn định trật tự lúc 7h40 và kết thúc giờ học vào 16h40. Về lý thuyết là đủ 8h/ngày nhưng trên thực tế, trưa cũng không được nghỉ vì còn lau lớp bán trú, khi học sinh ngủ hết thì lại ngồi chấm bài, viết mẫu cho học sinh. Buổi chiều khi học sinh về hết thì có hôm lại sinh hoạt chuyên môn. Có hôm gần 7h tối mới về đến nhà.

Công việc kín thời gian nên việc chăm sóc, đưa đón con đi học một tay ông bà lo hết. Lắm lúc cũng thấy có lỗi với gia đình nhưng đã là nghề rồi, đành chấp nhận”, cô L. Anh ngậm ngùi chia sẻ.

Với tình hình thực tế hiện nay, giáo viên này kiến nghị cần cho học sinh một năm đệm trước khi vào lớp 1. Nội dung không phải nhiệm vụ dạy như lớp 1 mà dạy các con thói quen nền nếp, tự giác, tự lập, tự học… biết học thuộc bảng chữ cái, chữ ghép, làm quen cách đánh vần, thuộc và thành thạo các nét, thuộc mặt số, tập đếm đúng đến 100.  Những nội dung này sẽ được thực hiện năm cuối ở bậc học mầm non.

“Nghĩa là trẻ được chuẩn bị mọi thứ cần thiết và thực sự sẵn sàng để vào lớp 1. Tránh tình huống như hôm cuối tuần trước, trời mưa mà cô và phụ huynh vẫn phải giằng co một đứa trẻ ở cổng trường vì trẻ đòi về mà không chịu vào lớp”, giáo viên này nói.

N. Huyền 

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Con chưa vào lớp 1, tôi đã mạnh tay 'đầu tư' chọn cô giáo chủ nhiệm

Trở về nhà sau chuyến đi nghỉ cuối tuần, dù mệt nhưng việc đầu tiên tôi nghĩ tới là bốc máy gọi điện cho cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của con: “Cô ơi, cô có nhà không chị mang ít đồ qua? Nhà cháu mới về quê, có ít rau quả sạch, ông bà gửi biếu cô”.

Từ quyết định 'quay xe' đến Huy chương Vàng Olympic quốc tế của nam sinh Bắc Giang

Theo đội tuyển Toán tới hết học kỳ I năm lớp 9, Trương Phi Hùng đã quyết định từ bỏ và thử sức với môn Vật lý. Sau những nỗ lực, nam sinh Trường THPT Chuyên Bắc Giang (Bắc Giang) đã giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế (IPhO) năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !