Chương trình lớp 1 mới: Giáo viên mệt nhoài dạy học và... nghe điện thoại phụ huynh

Học sinh nông thôn không đi học trước cũng không được bố mẹ hướng dẫn nên đi học vài tuần vẫn viết ngược số, ngược chữ cái mà chương trình thì vẫn cứ chạy rất nhanh và nhiều.

{keywords}
(Ảnh minh hoạ)

Là giáo viên dạy lớp 1, khi thấy những than phiền trên mạng xã hội của phụ huynh có con đi học cho rằng chương trình môn Tiếng Việt quá nặng so với năm trước, tôi rất chia sẻ với tâm lý này.

Cũng có ý kiến cho rằng, chương trình không nặng như ý kiến các phụ huynh đã nêu, lỗi là ở giáo viên chưa biết điều tiết chương trình, ép học sinh học nhiều... Lại có ý kiến cho rằng còn quá sớm để đánh giá chương trình có nặng hay không, thậm chí có ý kiến lại đổ lỗi cho bố mẹ học sinh tạo áp lực lên con quá…

Dường như mọi ý kiến đều có căn cứ xác đáng nhưng với tư cách là một giáo viên đang dạy lớp 1 ở một vùng nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc tôi chỉ xin nêu những vấn đề, những công việc mà bản thân những giáo viên đứng lớp như chúng tôi đang ngày ngày đối diện.

Năm học này, tôi được giao nhận lớp 1 với sĩ số 35 học sinh. Bộ sách được nhà trường lựa chọn dạy được đánh giá là nhẹ nhất trong số 5 bộ sách được áp dụng trong năm học này.

Tuần đầu tiên tôi kiểm tra bảng chữ cái nhưng chỉ có 15/ 35 học sinh nhận diện được tất cả các chữ cái, các học sinh còn lại chưa nhận biết được. Đầu vào học sinh như thế đã là một “lực cản” lớn đối với tôi.

Hết tuần đầu tiên có học sinh chưa viết đúng nét ngang và nét sổ thẳng chứ chưa nói đến các nét khó.

Theo kế hoạch 5 tiết làm quen với các nét cơ bản, các chữ số, bảng chữ cái, dấu thanh, yêu cầu học sinh biết đọc hết các chữ cái, nhận biết số và dấu thanh khiến cho cả giáo viên và học sinh khổ sở vật lộn với tuần đầu tiên khi các em chưa được học trước chữ (theo đúng quy định của Bộ không dạy trước lớp 1).

Nhiều học sinh vào tuần 1 giáo viên không cầm tay không viết nổi hình chữ cái. Ấy thế mà, sách giáo khoa từ bài chữ “B b” tiết 3,4 tuần 2 học sinh đã phải viết được từ 1 tiếng, từ 2 tiếng. Chương trình Tiếng Việt nặng, học nhanh khiến nhiều học sinh kĩ năng đọc, viết chậm càng thêm chậm.

Mặc dù Bộ giải thích giáo viên được chủ động trong việc dạy nhưng khung chương trình quy định cứng môn Tiếng Việt học 12 tiết/tuần. Hiện tại học 2 âm/1 bài ở 2 tiết, 1 tuần học sinh học từ 6- 10 âm mới. Những học sinh chưa đi học chữ trước thực sự gặp khó khăn để các em đọc, viết.

Chương trình yêu cầu hết kì 1 học sinh học hết các vần, dựa theo phân phối chương trình 12 tiết Tiếng Việt/ tuần thì hợp lí, tuy nhiên thực tế  năng lực học sinh lại thì có lẽ chưa phù hợp, ở tuần 8 (cuối tháng 10) đã có bài 4 vần trong 1 bài 2 tiết.

Với tốc độ 1 tuần các con phải học từ 13 đến 15 vần mới, các con liệu có ghi nhớ được hết các âm, vần mới hay không và liệu chương trình mới đang giảm tải hay tăng tải?

Đặc biệt, trong sách Tiếng Việt dành cho buổi 2 có dạng bài tập nối hình với chữ cái hay dấu thanh ở tuần 1.

Tuy nhiên học sinh lớp 1 nhiều em chưa có khả tự năng phân tích tiếng để biết trong tiếng đó có âm hay dấu thanh đó hay không. Chẳng hạn có học sinh đánh vần tiếng “cà”: cờ - a –ca- huyền – bà.

Vậy thay vì cho hình không thì có thể cho thêm chữ để học sinh nhận biết chữ cái và dấu thanh.

Học sinh nông thôn không đi học trước cũng không được bố mẹ hướng dẫn nên đi học vài tuần vẫn viết ngược số, ngược chữ cái mà chương trình thì vẫn cứ chạy rất nhanh và nhiều.

Không chỉ dừng lại ở một môn Tiếng Việt với chương trình học nặng, khi đặt môn Tiếng Việt trong mối liên kết với môn học khác cũng chưa có sự thống nhất.

Theo đó, khi Tiếng Việt tuần 3 học sinh chưa học âm “nh” và các vần thì Vở bài tập Toán đã yêu cầu học sinh điền từ “nhiều hơn” hoặc “ít hơn” vào chỗ chấm.

Thực tế việc nhìn chép kí tự của học sinh đầu lớp 1 chưa tốt, khả năng viết lại tên của bản thân còn kém vậy yêu cầu học sinh viết lại từ “nhiều hơn” và “ít hơn” vào chỗ chấm khá khó cho học sinh ở tuần 3.

Vậy là, giáo viên chúng tôi cả buổi đứng dạy, đến giờ ra chơi thì lại ngồi lại lớp viết mẫu hướng dẫn các em chưa biết viết số, chữ cái.

Còn trong giờ học thì tôi khô cổ, rát họng, quên thời gian đi uống nước, đi vệ sinh để hướng dẫn các em. Bởi vì học sinh lớp một lại ở vùng quê, các em vẫn quen với nếp sinh hoạt tự do, chưa tập trung học.

Thường thì trong những tiết học đầu năm, ngoài chuyện dạy các em học thì tôi còn phải hướng dẫn nhiều vấn đề khác, uốn nắn tác phong, rèn kỷ luật lớp học. Ví dụ, đang giờ học, các con thưa gửi các chuyện xích mích với nhau, hoặc chốc chốc lại có bạn xin đi vệ sinh... Mặc dù ngay từ đầu, tôi đã dặn các em không đi vệ sinh trong giờ học nhưng các em vẫn chưa quen. Thậm chí, có em đi vệ sinh mãi không thấy trở lại khiến tôi lại phải đi tìm. Hoá ra trên đường đi,en ấy tranh thủ ngó nghiêng các lớp khác mà chậm chễ quay lại lớp học.

Giáo viên lớp một luôn vất vả hơn các khối lớp khác ở bậc tiểu học, nay lại thêm chương trình nặng khiến ngày nào chúng tôi cũng mệt nhoài.

Hết giờ dạy về nhà tưởng được nghỉ lại là thời gian nghe điện thoại, trao đổi với phụ huynh. Người thì trăm sự nhờ cô, người khác lại lo sốt vó khi con chậm biết đọc, biết viết, lại có người dằn hắt sao cô bắt con học nhiều thế… Có những tối tôi chỉ nghe điện thoại thôi cũng đã thấy mệt rồi chứ đừng nói còn phải trả lời, phải giải thích. Có ai thấu hiểu cho chúng tôi?

Một giáo viên lớp 1 xin giấu tên (tỉnh Vĩnh Phúc)

Trường ở Hà Nội tăng học phí đột ngột, buộc học sinh thôi học nếu không nộp?

Mới đây, một số phụ huynh của trường THPT Hà Đông (Hà Nội) bày tỏ bất ngờ trước thông báo đột ngột tăng học phí và học sinh có thể phải thôi học nếu không đáp ứng được mức tăng này.

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Đang cập nhật dữ liệu !