Con vào lớp 1 đã bị chê học kém, chậm và đây là "lối thoát" cho cha mẹ

"Phụ huynh không nên sốt ruột khi con viết xấu, đọc sai. Chương trình khó hay dễ thì toàn bộ trẻ em cũng sẽ biết đọc và viết sau lớp 1" - TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.

{keywords}
Những tin nhắn liên tục như thế này khiến những bố mẹ không cho con học trước lớp 1 cảm thấy hoang mang.

Bố mẹ căng thẳng kèm con lớp 1

Trong tâm trạng ân hận khi không cho con học chữ trước khi vào lớp 1, chị Nguyễn Minh Anh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết đến giờ con đã đi học được 1 tháng nhưng ngày nào về mặt cũng ỉu xìu. Con ăn xong là tự giác ngồi vào bàn học nhưng cứ dở vở ra là khóc mếu, đêm ngủ thì giật mình ú ớ. Có lẽ nguyên nhân là vì con hay bị cô giáo chê học chậm. 

“Tôi không cho con học trước nên giờ con chưa viết thạo các nét được như các bạn đã đi học trước. Bài tập viết nào của con cũng chi chít chữ đỏ cô sửa, chữa.

Tay cầm bút của con còn chưa thạo, các nét sổ thẳng còn run, giờ đã đang tập viết chữ “khế” với chữ “k” uốn lượn khiến con bé không thể nào viết đúng như cô yêu cầu. Ngặt nỗi, con bé rất sợ cô nên cứ ăn xong là tự giác ngồi vào bàn học, mắm môi, cứng tay viết từng tý một”, chị Minh Anh kể.

“Cô không cho tẩy nên con bé càng sợ”, chị Minh Anh nói và cho biết ngày nào cả nhà cũng “đánh vật” với con tới 23h đêm vì công cuộc tập viết.

{keywords}
 

Có hôm, chồng chị Minh Anh xót con lại bực mình nên bảo chị cầm tay con viết cho nhanh. “Anh bảo tôi viết luôn cho con đi, đỡ mất thời gian, lớn lên rồi chúng nó dùng máy tính hết. Mất thời gian để tô mấy cái nét hoa loằng ngoằng để làm gì? Nhưng làm thế sao được. Hai mẹ con lại bò ra cùng nhau luyện viết”, chị Minh Anh nói.

Công cuộc tập viết đã khổ, tập đọc với con chị Minh Anh còn khổ gấp bội. Con chị Minh Anh học bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. Hết tuần này, chương trình học đã phải học hết phụ âm. Trung bình mỗi ngày con phải học 2 phụ âm, đọc một dòng tiếng, 2 dòng từ, 3 dòng câu và 3 dòng đoạn văn.

“Con học hôm sau quên luôn cách viết chữ hôm trước. Chương trình các cô dạy quá nhanh khiến cho con bé thậm chí còn không phân biệt được dấu sắc với dấu huyền. Sách giáo khoa viết một kiểu chữ nhưng tập viết lại viết kiểu khác khiến con loay hoay không thể nhớ nổi chữ b thường và b có nét móc, chữ q, p…

Cô giáo thì cứ bảo bố mẹ phải kèm con, bản thân gia đình tôi cũng sát sao nhưng con rất khó bắt kịp, nhất là phần đánh vần”, chị Minh Anh bày tỏ.

Theo chị Minh Anh, lớp con chị có khoảng hơn 10 bạn rơi vào tình cảnh tương tự. Nhóm các phụ huynh có con “chậm tiến” đang rủ nhau nhờ cô kèm thêm ngoài giờ.  “Tôi không nghĩ phải đi học thêm từ lớp 1, nhưng tình hình này không thể chần chừ thêm được nữa”, chị Minh Anh than thở.

Cùng cảnh ngộ vào lớp 1 như con chị Minh Anh nhưng con chị Hà Trang có phần khó khăn hơn.

Chị Hà Trang kể lại, hôm lớp có tiết dự giờ, con chị và 5 bạn khác “được ở nhà”.

"Cô không nói lí do nhưng mình biết vì 5 bạn này yếu nhất lớp nếu đến sẽ ảnh hưởng chất lượng buổi dự giờ. Về nhà mình hỏi con "sao con không phải đi học?" thì con chỉ giải thích "Cô bảo giờ toán buổi chiều đông người dự giờ nên con được nghỉ”, chị Trang chia sẻ.

Chị Trang cho rằng con mình rơi vào tình cảnh này là do không đi học trước nên ngày nào cũng không hoàn thành bài cô yêu cầu. Chị còn đưa cho xem tin nhắn cô giáo gửi “con học yếu quá so với các bạn”.

Thực sự chị không thể ngờ với chương trình sách mới này con mới đi học lớp 1 đã phải đọc trơn luôn những câu rất dài.

Lỗi phần lớn do giáo viên?

Chia sẻ với những lo lắng có phần bức xúc của không ít phụ huynh đang có con học những ngày đầu tiên của lớp 1, TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, năm nay thay sách giáo khoa, rất nhiều mẹ cho rằng chương trình mới không học trước sẽ không thể theo kịp.

“Các mẹ nói ân hận vì đã không cho con học chữ trước. Chương trình quá nhanh. Tuy nhiên, chương trình khó hay dễ thì toàn bộ trẻ em cũng sẽ biết đọc và viết sau lớp 1” - TS Vũ Thu Hương nói.

Qua nghiên cứu việc giảng dạy tại các trường TS Hương nhận thấy đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình mới với 5 bộ sách giáo khoa có các cách tiếp cận và phương án dạy học khác nhau. Nguyên nhân lớn nhất khiến các phụ huynh phàn nàn nằm ở môn tiếng Việt với các bộ sách giáo khoa khác nhau và các kiểu dạy khác nhau của các giáo viên lớp 1.

{keywords}
Bài tập đọc ở tuần học thứ 3 khiến nhiều học sinh lớp 1 như "gà mắc tóc".

“Việc tổ chức dạy học trong lớp được giao toàn quyền cho giáo viên. Nếu trước nay theo chương trình cũ, các bài học giống hệt như nhau trên toàn quốc và được bố trí theo từng tuần thì năm nay, chương trình mới, tốc độ học, phương pháp học, cách thức tiếp cận bài học đều do giáo viên tự mình thu xếp và quyết định.

Có giáo viên dạy rất từ từ. Họ cho học sinh học tuần đầu với tập viết các nét cơ bản, ôn lại bảng chữ cái và chấn chỉnh lại tư thế học sinh. Sau tuần đầu, họ dạy từ từ với một tuần 2 vần. Thậm chí có giáo viên thấy học sinh của mình kém, đã chấp nhận dạy chậm hẳn lại để các con theo kịp.

Có giáo viên lại dạy tất cả các vần rồi mới cho học sinh ghép lại. Điều này đôi khi gây khó khăn cho học sinh khi các con chưa thực sự nhớ hết ngay được.

Cũng có nhiều giáo viên hiểu về các bộ sách hết sức máy móc. Họ dạy mỗi ngày 1 – 2 trang theo quy tắc của sách giáo khoa và chương trình cũ, nhưng khi áp dụng vào sách mới thì tốc độ đó trở nên quá tải”, TS Vũ Thu Hương thẳng thắn nêu.

Ngoài ra, lại có giáo viên dạy học sinh vần nào là ghép vần luôn và yêu cầu học sinh đọc trơn, viết trơn luôn.

“Điều này khiến phụ huynh lo lắng, họ sợ con mình không theo kịp nên đã bố trí kèm con quá nhiều vào buổi tối dẫn đến trẻ bị quá tải trong học tập”, TS Vũ Thu Hương nhấn mạnh.

Ngoài những nguyên nhân trên, TS Vũ Thu Hương còn chỉ ra một thực tế cũng khiến cho phụ huynh hoang mang đó chính là việc giáo viên gây sức ép cho phụ huynh.

Theo đó, nhiều bố mẹ ngày nào cũng nhận được tin nhắn thông báo “chương trình năm nay nặng, con chưa thuộc mặt chữ, con viết chưa đúng, đề nghị bố mẹ kèm thêm con”… Điều này càng gây áp lực không chỉ lên chính những đứa trẻ mà còn cả các phụ huynh.

“Trong khi bố mẹ cũng mong con viết đẹp, không muốn bị cô giáo nhắc nhở nên những áp lực này lại được đổ lên đầu con trẻ.  Ép con học, con không hiểu, không làm theo ý mình là quát tháo, là đánh mắng. Kết quả là con khóc, mẹ ức chế… mà bản chất vấn đề không cải thiện được là bao”, TS Vũ Thu Hương nói.

Trong trường hợp con mình chậm hơn các bạn khác, TS Vũ Thu Hương “bày cách” cho các bậc phụ huynh hãy để con tự học. Đặt đồng hồ để con hoàn thành bài trong thời gian ngắn nhất. Hết thời gian yêu cầu con gấp sách. Cách này sẽ  giúp các con học tập trung hơn.

Đặc biệt, phụ huynh cũng không sốt ruột khi con viết xấu, đọc sai. Học tập là quá trình dài hơi, nếu con mới học còn chuệch choạc là đương nhiên. Giống như việc tập đi xe đạp, nếu bố mẹ cứ giữ xe cho trẻ tập đi, dù con không ngã lúc đó nhưng nếu buông tay là con không thể tự đi. Vì thế, quá trình tập xe sẽ dài hơn là để ta tự tập.

“Vậy nên, nếu để các con tự học, có thể con viết xấu, đọc kém lúc đầu nhưng về sau con sẽ học vững và tự tin hơn nhiều. Đừng lo, đừng ngại, hãy tin vào con nhé!”, TS Vũ Thu Hương nhắn nhủ.

N. Huyền 

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Mất tất cả vì răm rắp nghe lời vợ, vay mượn khắp nơi mua chung cư

Dốc toàn bộ tài sản, vay mượn để mua một căn hộ chung cư nhưng cuối cùng cuộc hôn nhân của tôi lại rơi vào ngõ cụt.

Đi xuất khẩu lao động về, chồng bật khóc khi thấy cuốn sổ tiết kiệm của vợ

Ngay đêm chồng về, tôi đã đưa cho anh cuốn sổ tiết kiệm. Nhìn thấy số tiền trong đó, chồng nghẹn ngào, xúc động.

Đang cập nhật dữ liệu !