Căng thẳng Mỹ - Trung hạ nhiệt sau khi bà Mạnh Vãn Châu được phóng thích?

Bà Mạnh Vãn Châu được phóng thích sau 3 năm bị giam lỏng ở Canada cho thấy thiện chí của Mỹ trước Trung Quốc. 

Khả năng Trung Quốc sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và có thể Bộ trưởng Thượng mại Mỹ sẽ tới thăm Trung Quốc vào thời gian tới, sau khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đáp ứng được những yêu cầu mà Bắc Kinh đưa ra bao gồm việc từ bỏ yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei.

Sau 3 năm bị giam lỏng ở Canada và đối mặt với nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ để xét xử, bà Mạnh đã lên chuyến bay chở về Trung Quốc vào cuối ngày 24/9. Trước đó, bà Mạnh đã đạt được thỏa thuận với các công tố viên ở New York về việc hoãn truy tố các cáo buộc của Mỹ đối với bà cho đến cuối năm 2022. 

{keywords}
Ông Joe Biden (bên phải) trên cương vị Phó Tổng thống Mỹ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi năm 2015. (Ảnh: AP)

Động thái này được xem là thiện chí mới nhất từ phía Washington để tiến tới thực hiện cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tháng 10.

Việc bà Mạnh bị bắt giữ ở Vancouver từ tháng 12/2018 đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada trở nên căng thẳng.

Một động thái khác cho thấy Mỹ đang muốn có cơ hội đàm phán với Trung Quốc là việc Washington xóa bỏ các cáo buộc gian lận xin visa đối với các nhà khoa học Trung Quốc, và nối lại cấp visa cho sinh viên Trung Quốc sang Mỹ học tập sau thời gian gián đoạn vì dịch Covid-19.

Ngoài ra, hồi tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết bà hy vọng sẽ dẫn đầu các phái đoàn doanh nghiệp Mỹ sang Trung Quốc. Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về vấn đề biến đổi khí hậu là ông John Kerry cũng nhắc tới khả năng sẽ tới thăm Trung Quốc lần thứ 3 trong năm nay.

Trước đó, trong chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman tới thành phố Thiên Tân vào tháng Bảy để gặp gỡ các quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc, Bắc Kinh đã liệt kê danh sách những hành động được cho là sai lầm và đáng quan ngại về Washington. Theo Trung Quốc, nếu Mỹ giải quyết được những vấn đề trong danh sách, mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước sẽ có biến chuyển tích cực.

Trong danh sách mà Trung Quốc đưa cho bà Sherman bao gồm từ bỏ yêu cầu dẫn độ đối với bà Mạnh Vãn Châu, chấm dứt từ chối cấp visa cho sinh viên Trung Quốc, và hủy bỏ lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc trước cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hong Kong.

Giáo sư Wei Zongyou tại Đại học Phục Đán nhận định, việc bà Mạnh được trở về Trung Quốc sẽ giúp hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ và là dấu hiệu lớn cho thấy chính quyền của Tổng thống Biden muốn đàm phán với Bắc Kinh.

“Đây có thể xem là phản ứng trước yêu cầu của Bắc Kinh nhằm cải thiện các mối quan hệ Mỹ - Trung. Tôi tin vụ việc của bà Mạnh là tín hiệu cho thấy chính quyền của ông Biden có ý định cải thiện quan hệ và không muốn mối quan hệ giữa hai nước trở nên xấu hơn. Đưa ra được quyết định này cần sự quyết tâm lớn mà nhất là khi cân nhắc tình hình chính trị hiện tại ở Mỹ”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Wei.

Cũng theo ông Wei, đổi lại Trung Quốc có thể cho phép Bộ trưởng Thương mại Mỹ Raimondo tới thăm Bắc Kinh sớm để giải quyết các vấn đề bất đồng thương mại và kinh tế giữa hai nước, hay tiến hành họp trực tuyến bên lề hội nghị G20 diễn ra từ ngày 30 – 31/10 tại Rome, và Mỹ - Trung có thể tiến tới hợp tác lớn hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu.

{keywords}
Bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc sau 3 năm bị giam lỏng ở Canada. (Ảnh: Reuters)

Ngay sau khi bà Mạnh được phóng thích ở Canada, 2 công dân Canada từng bị Trung Quốc bắt giữ trước cáo buộc làm gián điệp là Michael Kovrig và Michael Spavor cũng đã được tòa án Trung Quốc thả về nước. Trước đây, vụ bắt giữ ông Kovrig và Spavor được xem là đòn “ăn miếng trả miếng” của Trung Quốc đối với Canada. 

Trung Quốc từng xem vụ giam lỏng bà Mạnh Vãn Châu, con gái đầu của tỷ phú Nhậm Chính Phi, một đại gia nổi tiếng của Trung Quốc và cũng chính là "ông trùm" quyền lực của đế chế công nghệ Huawei, là hành động của Mỹ nhằm trấn áp các công ty Trung Quốc.

Về phần mình, thời gian gần đây, Mỹ tỏ ra quan ngại trước hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Gần đây nhất, để gia tăng khả năng đối phó với Trung Quốc, Mỹ đã cho công bố liên minh mới thành lập mang tên AUKUS cùng với Anh và Australia.

Tuy nhiên, trong cuộc điện đàm hồi đầu tháng Chín, cả ông Tập và ông Biden đều khẳng định muốn tìn cách “dàn xếp sự cạnh tranh có trách nhiệm” giữa hai nước và “đưa quan hệ song phương trở về đúng hướng phát triển ổn định sớm nhất có thể”.

Ông Lu Xiang, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng Mỹ - Trung có thể nối lại các cuộc đối thoại thương mại và kinh tế trong quý IV năm nay bao gồm chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Raimondo. Ông Kerry cũng được xem là nhân tố giúp Mỹ - Trung tiến tới hợp tác ở nhiều lĩnh vực hơn không chỉ là biến đổi khí hậu.

“Bà Mạnh Vãn Châu trở về Trung Quốc là dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng, dù đáng lẽ chuyện này nên được làm sớm hơn. Mỹ - Trung vẫn tồn tại nhiều bất đồng nhưng ngay khi hai bên hòa hợp, họ có thể từng bước xây dựng các mối quan hệ song phương”, ông Lu nói thêm.

Một giáo sư giấu tên ở Bắc Kinh cho hay, khả năng Trung Quốc sẽ sẵn lòng tiến tới tổ chức cuộc họp giữa ông Tập và ông Biden, cũng như có thêm một số sự nhượng bộ trong nhiều lĩnh vực như biến đổi khí hậu.

“Vụ việc của bà Mạnh Vãn Châu có thể được xem là Mỹ mở rộng thiện chí, và Trung Quốc sẽ đáp lại bằng thiện ý như cân nhắc về cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị G20. Nhưng điều này không có nghĩa quan hệ Mỹ - Trung sẽ được thúc đẩy, bởi Mỹ không dễ dàng nhượng bộ xóa bỏ các lệnh trừng phạt nằm trong danh sách mà Trung Quốc đưa ra", vị giáo sư cho hay.

Đạt được thỏa thuận với Mỹ, ‘công chúa Huawei’ trở về Trung Quốc, tránh bị dẫn độ

Đạt được thỏa thuận với Mỹ, ‘công chúa Huawei’ trở về Trung Quốc, tránh bị dẫn độ

Sau 3 năm vướng tranh tụng ở Canada, "công chúa Huawei" Mạnh Vãn Châu đã đạt được thỏa thuận với Mỹ để tránh bị dẫn độ và trở về Trung Quốc. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !