Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ có đủ sức kiềm chế Trung Quốc?

Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp trực tiếp ở Washington với Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Ấn Độ và Thủ tướng Australia hôm 24/9 để thảo luận “thúc đẩy sự tự do và mở cửa ở Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Cuộc họp mặt trực tiếp lần đầu tiên của 4 lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) ở Washington vào ngày 24/9 được xem có ý nghĩa quan trọng đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á trong tương lai.

{keywords}
Mỹ thúc đẩy các liên minh để đối phó với Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Cuộc họp của Bộ Tứ Kim Cương diễn ra vào thời điểm Mỹ đang có những thay đổi lớn trong chính sách ở châu Á. Cụ thể, chính quyền của Tổng thống Biden đẩy mạnh công tác ngoại giao với các đối tác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nhật Bản thể hiện rõ sự quan ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Còn tuần trước,  Australia đã gia nhập liên minh “lịch sử” mang tên AUKUS với Mỹ và Anh.

Theo sáng kiến AUKUS, các quan chức hải quân và chuyên gia kỹ thuật của Mỹ, Anh và Australia sẽ làm việc cùng nhau trong vòng 18 tháng để chuyển giao công nghệ đóng tàu ngầm hạt nhân cho Australia “nhằm tăng cường năng lực răn đe ở dọc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”.

Cho tới nay chỉ có 6 nước vận hành tàu ngầm hạt nhân trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh. Nếu như dự án AUKUS thành công, Australia sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu ngầm hạt nhân, nhưng không có vũ khí hạt nhân đi kèm.

Nhà phân tích cấp cao Malcolm Davis tại Viện Chính sách chiến lược Australia nhận định, so với mục tiêu ban đầu đặt ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bộ Tứ Kim Cương chuyển từ “đối thoại kinh tế và chính trị mức độ thấp” sang đóng vai trò quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.

“Dù Bộ Tứ hiện không phải là liên minh quân sự NATO ở châu Á, nhưng rõ ràng tổ chức này đang đi theo hướng tiếp cận an ninh tập thể”, CNN dẫn lời ông Davis.

Ông Ben Scott tại Viện Lowy ở Sydney cho rằng, Bắc Kinh đang xem thỏa thuận AUKUS là minh chứng về việc Washington hiện tập trung vào sức mạnh quân sự ở châu Á.

Nhưng ông Scott lại nhấn mạnh, điều quan trọng với Mỹ hiện tại là sử dụng Bộ Tứ để tập trung vào các thỏa thuận “mang tính tích cực và toàn diện” ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nếu như Washington muốn có được phương thức hiệu quả đối phó với Trung Quốc.

“Nếu Mỹ muốn dành được thiện cảm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ưu tiên đầu tiên phải là vấn đề Covid-19, thứ hai là sự ổn định lớn hơn về kinh tế và an ninh”, ông Scott nói.

Đối phó với Trung Quốc

Bộ Tứ được thành lập vào năm 2007. Nhưng trong 10 năm sau đó, tổ chức này bị bỏ lửng cho tới khi được chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi sinh, giữa lúc Trung Quốc trỗi dậy cả về mặt kinh tế và quân sự.

Môi trường ngoại giao ở châu Á đã thay đổi nhanh chóng kể từ năm 2017 và Bộ Tứ cũng nắm bắt cơ hội này để khẳng định vị thế.

Vào tháng 4/2020, căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia bùng phát sau khi Thủ tướng Morrison kêu gọi cần có một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch Covid-19. Bắc Kinh sau đó đã đáp trả bằng cách hạn chế nhập khẩu các mặt hàng của Australia. Giới chuyên gia cho hay, việc Australia là 1 trong 3 thành viên của liên minh AUKUS sẽ có thể khiến quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia trở nên trầm trọng hơn.

Nhật Bản cũng đã hoan nghênh Mỹ mở rộng hoạt động ở khu vực. Các hoạt động của Trung Quốc ở gần quần đảo tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh là Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vào năm 2020 khiến Nhật Bản lo ngại.

Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã đưa ra tuyên bố bất ngờ rằng, Nhật Bản sẽ “kiên quyết bảo vệ lãnh thổ quốc gia trên biển Hoa Đông trước hành động của Trung Quốc”. 

Theo bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình châu Á tại Viện German Marshall Fund ở Mỹ, Ấn Độ hiện là thành viên thận trọng nhất trong Bộ Tứ. Việc Bộ Tứ đối phó với Trung Quốc và quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 4 thành viên sẽ có thể phụ thuộc vào thái độ của Ấn Độ.

Bởi theo các chuyên gia, sau vụ đụng độ đẫm máu ở khu vực tranh chấp biên giới giữa Trung - Ấn vào tháng 6/2020 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 lính Trung Quốc thiệt mạng, Delhi dường như vẫn không sẵn lòng chọc giận Trung Quốc.

Nhưng theo bài viết đăng trên tờ Journal of Indo-Pacific Affairs hồi đầu năm nay, bà Amrita Jash, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh Đất liền ở New Delhi, lại cho rằng Ấn Độ sẽ tiếp tục thân thiết hơn với quân đội Mỹ như tiến hành các cuộc tập trận quân sự tăng cường, mua bán vũ khí và chuyển giao công nghệ.

Bà Jash nói thêm, một phần trong mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ - Ấn là cải tiến công nghệ theo dõi và định vị nhằm giúp Ấn Độ theo dõi sát sao được mọi động thái của quân đội Trung Quốc dọc biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya, cũng như xác định sự hiện diện tăng cường của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Bà Glaser nhấn mạnh, thái độ của Trung Quốc sẽ là yếu tố để Bộ Tứ quyết định hành động đối phó với Bắc Kinh. 

Vì sao Australia rời xa Trung Quốc để thân thiết hơn với Mỹ?

Vì sao Australia rời xa Trung Quốc để thân thiết hơn với Mỹ?

Tham gia liên minh mới AUKUS, Australia sẽ thân thiết hơn với Mỹ nhưng không còn đường lùi trở lại quan hệ với Trung Quốc. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !