Vì sao công chúa Huawei Mạnh Vãn Châu không mang họ bố, ông Nhậm Chính Phi?

Bà Mạnh Vãn Châu là con gái lớn của "ông trùm" Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi nhưng bà lại không theo họ bố. 

Bị giam lỏng ở Canada gần 3 năm, cuối cùng vào ngày 24/9, bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Huawei, đã lên chuyến bay trở về Trung Quốc. Trước đó, bà Mạnh đã đạt được thỏa thuận với các công tố viên ở New York về việc hoãn truy tố các cáo buộc của Mỹ đối với bà cho đến cuối năm 2022.  

{keywords}
"Ông trùm" Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi chụp ảnh cùng con gái lớn Mạnh Vãn Châu (áo hồng) và con gái thứ Diêu An Na (áo xanh). (Ảnh: Daydaynews)

Bà Mạnh được thả tự do với điều kiện phải thừa nhận một số tội danh như cáo buộc lừa đảo ngân hàng HSBC về các giao dịch của Huawei tại Iran, và Huawei đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên, bà Mạnh không chấp nhận cáo buộc gian lận và âm mưu lừa đảo. 

Vụ bắt giữ bà Mạnh và tiến hành tố tụng suốt 3 năm qua trở thành nguyên nhân gây căng thẳng cho quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada. 

Bà Mạnh không chỉ giữ vị trí cao trong Tập đoàn Huawei mà còn là con gái đầu của tỷ phú Nhậm Chính Phi, một đại gia nổi tiếng của Trung Quốc và cũng chính là "ông trùm" quyền lực của đế chế công nghệ Huawei. Tài sản cá nhân của Nhậm Chính Phi hiện là 20 tỉ nhân dân tệ. Song Tập đoàn Huawei được định giá lên tới 100 tỉ nhân dân tệ.

Vì sao bà Mạnh không theo họ cha?

Ông Nhậm Chính Phi có 3 người con gồm 2 gái và 1 trai. Tuy nhiên, 2 cô con gái của tỷ phú Nhậm Chính Phi là Mạnh Vãn Châu, con gái bà vợ đầu tiên và Diêu An Na, con gái của vợ thứ hai Diêu Lăng, đều không theo họ của ông Mạnh. 

Được biết, người vợ đầu của ông Nhậm Chính Phi là bà Mạnh Quân. Bà Mạnh Quân là con của ông Mạnh Đông Ba, cựu quan chức cao cấp tỉnh Tứ Xuyên. Giới truyền thông đưa tin, ông Nhậm ở rể nhà họ Mạnh và gia đình nhà vợ lại có quyền lực nên đành để con theo họ mẹ. 

Song thực tế, ban đầu bà Mạnh Vãn Châu theo họ bố. Nhưng tới năm 16 tuổi, bà đổi đã sang họ mẹ sau khi bố mẹ của bà ly dị. Mãi tới tận sau này người con trai duy nhất của ông Nhậm với người vợ đầu là Mạnh Bình mới quyết định đổi sang họ cha.

Truyền thông Trung Quốc cũng cho hay, Mạnh Vãn Châu và Mạnh Bình không theo họ bố là ông Nhậm Chính Phi để "tránh sự chú ý không cần thiết".

Việc con không theo họ bố không phải là chuyện hiếm trong các gia đình thượng lưu ở Trung Quốc. Người đồng sáng lập công ty đấu giá China Guardian là bà Vương Nhạn Nam cũng không theo họ bố. Bà là con gái của cố Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương.

{keywords}
Bằng nỗ lực không ngừng, bà Mạnh Vãn Châu trở thành đứng vào hàng ngũ quan chức cấp cáo của Tập đoàn Huawei. (Ảnh: Daydaynews)

Cuộc sống khó khăn từ nhỏ

Bà Mạnh Vãn Châu sinh năm 1972 tại vùng núi Đô Quân thuộc tỉnh Quý Châu của Trung Quốc. Khi mới 2 tuổi, bà Mạnh trở thành "đứa trẻ bị bỏ lại phía sau". Đây là những đứa trẻ ở lại nông thôn cùng với ông bà và họ hàng, trong khi ba mẹ đi nơi khác làm việc kiếm sống.

Khi còn nhỏ do không có bố mẹ ở bên cạnh kèm cặp, bà Mạnh đã nhanh chóng chán học và ham chơi. Lo lắng cho tương lai của con, ông Nhậm đã đưa con đi theo và phiêu bạt khắp các nơi từ Quý Châu, Thành Đô, doanh trại quân đội tới Thâm Quyến.

Nhớ lại quãng thời gian khó khăn trong quá khứ, bà Mạnh từng viết trong cuốn tự truyện rằng, "Cha mẹ đã vô cùng vất vả. Họ sống trong một căn phòng bị mưa dột. Ngoài trời mưa to, trong nhà thì mưa nhỏ, gió lùa bốn phía, hàng xóm bên cạnh nói chuyện bên này đều nghe được". 

Vào năm 1992, sau khi tốt nghiệp đại học, bà Mạnh đi làm ở ngân hàng nhưng mới được một năm lại thất nghiệp. Thời điểm này Huawei cũng mới thành lập nên ông Nhậm đã đề nghị con gái lớn về công ty làm việc.  

Bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân, bà Mạnh từ vị trí một thư ký nhỏ nhoi đã dần vươn lên các chức vụ quản lý và đạt tới vị trí Giám đốc Tài chính của tập đoàn. 

Điều đáng nói, trong suốt 20 năm làm việc tại Huawei, không ai biết bà Mạnh là ái nữ của ông trùm Nhậm Chính Phi. Tới năm 2013, bà Mạnh mới công khai thân phận thật với giới truyền thông.

Không cần tới cái mác "công chúa Huawei", bà Mạnh đã tự chứng minh năng lực của mình. Bà được đánh giá là người có khả năng sẽ tiếp quản đế chế thương nghiệp từ người bố nổi tiếng.

Về đời tư, trong một bài phỏng vấn hồi năm 2013, bà Mạnh tiết lộ đã kết hôn và có hai người con gồm 1 trai và 1 gái. Được biết, chồng của bà không phải một lãnh đạo của Huawei như tin đồn mà làm công việc không liên quan tới ngành viễn thông.

{keywords}
Diêu An Na là con gái thứ hai của ông trùm Huawei Nhậm Chính Phi. (Ảnh: Sohu)

Em gái cũng không theo họ bố

Khác với cô chị Mạnh Vãn Châu dành cả tuổi trẻ và tài năng cho Tập đoàn Huawei, Diêu An Na lại quyết định dấn thân vào showbiz. 

Một số tin đồn cho rằng cô Diêu làm như vậy là vì ông Nhậm Chính Phi đã lập di chúc và để lại phần lớn gia sản cho Mạnh Vãn Châu. Do đó, Diêu An Na vào showbiz để kiếm tiền vì biết bản thân không có khả năng được thừa kế sự nghiệp của cha. 

Người mẹ của Diêu An Na là bà Diêu Lăng. Bà Diêu Lăng là vợ hai của ông Nhậm Chính Phi. Dù không có quyền thế như người vợ đầu của ông Nhậm song con gái của bà Diêu Lăng vẫn mang họ mẹ thay vì họ cha. Theo giới truyền thông, nguyên nhân có thể là vì ông trùm Tập đoàn Huawei không muốn gây chú ý với công chúng.

Vì sao Ấn Độ nối gót châu Âu 'khai tử' Huawei và ZTE của Trung Quốc?

Vì sao Ấn Độ nối gót châu Âu 'khai tử' Huawei và ZTE của Trung Quốc?

Ấn Độ chính thức trở thành quốc gia tiếp theo khai tử Huawei và ZTE của Trung Quốc, động thái này dự kiến sẽ làm Bắc Kinh giận dữ.

Minh Thu (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !