Cận cảnh những resort nghỉ dưỡng bỏ hoang "như phim kinh dị" ở Mũi Kê Gà

Từng được kỳ vọng sẽ trở thành thiên đường du lịch nghỉ dưỡng thứ hai của Bình Thuận sau Mũi Né, thế nhưng Mũi Kê Gà sau nhiều năm vẫn chưa "cất tiếng gáy". Nhiều dự án resort tại đây đã và đang bị bỏ hoang, không một bóng người.

Cách TP Phan Thiết hơn 30km về phía Tây Nam, Mũi Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận từng được kỳ vọng trở thành “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng” thứ hai của tỉnh sau Mũi Né.

Sở hữu bờ biển trải dài nhưng còn khá hoang sơ, vùng đất này thu hút nhiều doanh nghiệp về đây xây dựng resort nghỉ dưỡng. 

Tuy nhiên, dự án Cảng Kê Gà không thành hiện thực đã biến nhiều doanh nghiệp “tán gia bại sản”. Tháng 4/2008, 12 chủ khu du lịch ở Mũi Kê Gà nhận được thông báo của UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu dừng triển khai xây dựng các khu resort để thu hồi đất, xây dựng Cảng Kê Gà. 

Khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng Cảng Kê Gà kéo dài, đến năm 2013, nhận thấy dự án Cảng Kê Gà không hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dừng triển khai và giao các bộ ngành liên quan, phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Thuận giải quyết thiệt hại cho nhà đầu tư. 

Dự án du lịch bỏ hoang như thế này rất dễ nhìn thấy ở khu vực Mũi Kê Gà.

Trải qua nhiều “cơn sốt” đất, có không ít resort tại khu vực lân cận Mũi Kê Gà hiện đã ở trong tình trạng ngừng hoạt động, bỏ hoang không một bóng người. Theo người dân địa phương, ngoài những resort bị ảnh hưởng trực tiếp từ dự án Cảng Kê Gà thì có không ít resort phải đóng cửa vì hoạt động không hiệu quả.

Các dãy nhà đã xây dựng xong phần thô.

Tuy nhiên, các công trình này lại không được hoàn thiện, phục vụ du lịch...

... mà lại bỏ hoang như thế này.

Từ TP Phan Thiết đi dọc theo tuyến đường Lạc Long Quân qua xã Tiến Thành, theo ghi nhận của PV Infonet, hướng sát biển có nhiều dự án resort đã và đang hình thành. Tại thôn Tiến An, dự án khu du lịch sinh thái được giới thiệu của Công ty Địa ốc Long Phát cũng xây dựng dang dở, hiện đã bỏ hoang.

Cung đường từ TP Phan Thiết đi vào Mũi Kê Gà rợp bóng mát.

Cách đó không xa là dự án Resort Tiến Phú của Công ty TNHH Du lịch Tiến Phú. Các dãy nhà đã xây dựng xong phần thô thế nhưng do bỏ hoang thời gian dài nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng nặng. 

Dự án của Công tyTNHH Du lịch Tiến Phú bỏ hoang hơn năm nay.

nhiều hạng mục xây dựng dang dở...

Bên trong các dãy nhà đã hoàn thiện phần thô.

Dự án có hướng nhìn ra biển bị bỏ hoang rất lãng phí.

Nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp theo thời gian.

Nằm trên địa bàn thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Ánh Dương Resort cũng đã dừng hoạt động gần 3 năm nay. Khó có thể hình dung một khu du lịch nghỉ dưỡng nhộn nhịp nhưng hiện không có người ở. Cùng tình trạng tương tự còn có Đồi Sứ Resort gần đó. 

Resort Ánh Dương đã ngừng hoạt động vài năm nay.

Resort từng thu hút khách du lịch này hiện đã bỏ hoang.

Tất cả chỉ còn lại đống hoang tàn.

Lối ra biển phủ đầy lá cây.

Những căn phòng trống hơ trống hoác.

Resort Đồi Sứ cũng trong tình trạng tương tự.

Theo thống kê của UBND tỉnh Bình Thuận đến đầu năm 2019, toàn huyện Hàm Thuận Nam có 78 dự án phát triển du lịch được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực. Trong đó có 30 dự án đang xây dựng hạ tầng; 26 dự án chưa triển khai, thậm chí bỏ hoang nhiều năm; và chỉ có 22 dự án đang hoạt động kinh doanh. 

Tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam cũng có nhiều dự án “đứng hình”, nguyên nhân chính là do vướng quy hoạch Cảng Kê Gà trước đây. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng. Trong đó có nhiều chủ đầu tư xây dựng gần hoàn thiện, sắp đưa vào kinh doanh nhưng do thiếu vốn nên ngừng triển khai. 

Với những dự án chậm triển khai, mới đây Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Bình Thuận đã phối hợp cùng các ban ngành địa phương làm việc với các chủ đầu tư dự án du lịch này. Một số chủ đầu tư cam kết đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa các dự án vào kinh doanh. Với các dự án chậm triển khai nhưng không có lý do chính đáng, Sở Kế hoạch – Đầu tư tiếp tục rà soát, báo cáo UBND tỉnh để thu hồi. 

Phương Anh Linh
Từ khóa: khu du lịch resort nghỉ dưỡng Mũi Kê Gà tỉnh Bình Thuận bất động sản nghỉ dưỡng bỏ hoang

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.