Bí ẩn cách Liên Xô xử lý chiến lợi phẩm xe tăng và máy bay Đức chiếm được sau chiến tranh

Đến tháng 5/1945, khi Đức Quốc xã đầu hàng, quân đội Đức vẫn có trong tay một số lượng xe tăng và máy bay khá đáng kể.

Toàn bộ các loại vũ khí, trang thiết bị này trở thành chiến lợi phẩm và sớm được chia cho các bên giành chiến thắng, trong đó có Liên Xô. Hãy cùng tìm hiểu cách thức Liên Xô xử lý kho vũ khí khổng lồ của Đức Quốc xã sau chiến tranh.

Đối với xe tăng Đức

Vì quân Đức ồ ạt sử dụng xe tăng hạng trung Panzer IV và Panther ở Mặt trận phía Đông, nên không có gì ngạc nhiên khi phần lớn các xe tăng này đã trở thành chiến lợi phẩm của Liên Xô sau thất bại của Đức Quốc xã.

Xe tăng hạng trung Panzer IV của Đức.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực tế của các loại xe tăng Đức ở Liên Xô khá hạn chế. Do đó, một phần nhỏ trong số chúng đã được gửi đến các viện bảo tàng, trong khi phần còn lại của xe tăng hoặc được chuyển cho các đồng minh trong phe xã hội chủ nghĩa (ví dụ Romania và Tiệp Khắc), hoặc được gửi đến các nhà máy để nấu lại thành thép.

Xe tăng “Panther” của Đức.

Tiệp Khắc, nơi đặt các nhà máy chính sản xuất xe tăng của Đức Quốc xã trong chiến tranh, đã nhận được hầu hết các “Panzer” và “Panthers”.  Chẳng mấy chốc, Tiệp Khắc đã sửa chữa các xe tăng chiến lợi phẩm và bắt đầu sử dụng chúng trong quân đội của họ cho đến cuối những năm 1950.

Ngoài ra, những chiếc xe tăng mang thương hiệu Tiệp Khắc đã được chuyển đến các quốc gia “thân thiện” với phe xã hội chủ nghĩa ở Trung Đông, đặc biệt là Syria và Iraq.

Trong số tất cả các xe tăng của chiến lợi phẩm thu được của Đức Quốc xã, “Panzer” được cho là có khả năng hoạt động bền bỉ và hiệu quả nhất. Chúng được sử dụng trong “Cuộc khủng hoảng Suez” năm 1956 và trong “Chiến tranh Sáu ngày” năm 1967.

Xe tăng hạng trung Panzer IV của quân đội Syria bị bắn hạ.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà thiết kế Đức đã sản xuất khoảng 1500 xe tăng hạng nặng “Tiger” và khoảng xe tăng 500 “Tiger II”. Hầu hết các dòng xe tăng này bị phá hủy ở mặt trận phía Tây và phía Đông nên Liên Xô chỉ còn lại khoảng 10 mẫu sau chiến tranh.

Xe tăng hạng nặng “Tiger” của Đức.

Vì các xe tăng dòng “Tiger” của Đức khá khó điều khiển, nên chúng không được sửa chữa để tái sử dụng trong chiến đấu thêm nữa. Ban đầu, chúng được sử dụng làm mục tiêu tại các trường bắn, sau đó chúng được gửi đến các nhà máy để nấu chảy.

Ngày nay, tại Nga, 1 mẫu xe tăng “Tiger” và 1 mẫu xe tăng “Tiger II” đang được trưng bày trong bảo tàng thiết giáp ở thành phố Kubinka. Ngoài ra, 1 mẫu xe tăng “Tiger” khác được trưng bày trong bảo tàng lịch sử quân sự Lenino-Snegirevsky.

Xe tăng hạng nặng “Tiger II” của Đức. 

Đối với các máy bay Đức

Lực lượng không quân Đức Quốc xã đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom còn lại không được Liên Xô quan tâm, vì vậy họ đã quyết định gửi tất cả chúng đi tái chế.

Tuy nhiên, các dòng máy bay chiến đấu phản lực Me-262 và Me-163 mới nhất của Đức, với khả năng tăng tốc lên 800 km/h, đã sống sót trong chiến tranh vì chúng hiếm khi được sử dụng trong các hoạt động chiến đấu trên không.

 Máy bay chiến đấu phản lực “Messerschmit Me-262” của Đức. 

Giống như “Panzer”, máy bay chiến đấu Me-262 được sử dụng bởi lực lượng Không quân Tiệp Khắc, vì khả năng công nghiệp cho phép Tiệp Khắc vận hành chúng cho đến những năm 1960.

Máy bay chiến đấu phản lực “Messerschmit Me-163 Komet” của Đức Quốc xã, đã được thử nghiệm ở Liên Xô. 

Ở Liên Xô, cả Me-262 và Me-163 đều không được sử dụng cho mục đích chiến đấu. Một số mẫu máy bay phản lực Me-163 đã được thử nghiệm tại văn phòng thiết kế hàng không của Liên Xô để nghiên cứu hoạt động của máy bay trên không, cũng như các tính năng hạ cánh ở các tốc độ khác nhau. Tuy nhiên sau đó tất cả chúng đều được gửi đi nấu lại.

Hạ Thảo (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !