Giải mật ‘cuộc chiến vô hình’ của lực lượng phản gián SMERSH Liên Xô

SMERSH (viết tắt của cụm từ “Death to Spies” - Cái chết dành cho những tên gián điệp) là tên gọi của nhiều tổ chức phản gián độc lập ở Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1939-1945).

Tổng cục phản gián “SMERSH” của Bộ Quốc phòng Liên Xô là cơ quan phản gián quân sự, với người đứng đầu là Viktor Abakumov, chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Joseph Stalin. Cục phản gián "SMERSH" của Hải quân Liên Xô, với người đứng đầu là Trung tướng Pyotr Gladkov, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính ủy Hải quân Nikolai Kuznetsov. Cơ quan phản gián "SMERSH" của Bộ Nội vụ Liên Xô, do Semyon Yukhimovich lãnh đạo, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính ủy Nhân dân Lavrenty Beria.

Một số thành viên của SMERSH. (Ảnh: Collectingsoviethistory)

Lịch sử và hoạt động của SMERSH

Tổng cục phản gián "SMERSH" của Bộ Quốc phòng Liên Xô được thành lập vào ngày 19/4/1943. Vào thời điểm đó, Đức Quốc xã đã phải hứng chịu một thất bại nặng nề trong Trận chiến Stalingrad huyền thoại. Sau đó, thế chủ động trong cuộc chiến được chuyển sang phía Hồng quân. 

Đồng thời, người Đức bắt đầu sử dụng các phương pháp chiến tranh mới. Đức Quốc xã bắt đầu hết sức chú ý đến các hoạt động trinh sát và phá hoại ở hậu phương Liên Xô. Các nhân viên của SMERSH được sử dụng để phát hiện, vô hiệu hóa các mối đe dọa này.

Theo quyết định của Ủy ban Quốc phòng Nhà nước, “SMERSH” được thành lập thông qua việc tái cơ cấu Cục Các ban Đặc biệt của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô. Lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô Viết Joseph Stalin là người chỉ huy trực tiếp duy nhất của Tổng cục phản gián "SMERSH".

Theo đó, các cơ quan "SMERSH" được tổ chức quản lý theo nguyên tắc “ngành dọc”, chỉ chịu sự chỉ đạo từ cấp trên. Nhờ một hệ thống như vậy, lực lượng phản gián của Liên Xô có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất có thể do không bị áp lực bởi các cơ quan cấp trên khác.

Nhiệm vụ chống gián điệp và những kẻ phản bội

Được thành lập trong thời chiến, các nhiệm vụ chủ yếu của "SMERSH" bao gồm: chống gián điệp, phá hoại, khủng bố và bất kỳ hoạt động lật đổ nào khác của các cơ quan tình báo nước ngoài; xác minh quân dân bị địch bắt, bao vây; chống lại các phần tử chống Liên Xô đã xâm nhập vào các đơn vị và bộ máy lãnh đạo của Hồng quân; kiểm soát toàn bộ tiền tuyến, khiến cho nó trở nên bất khả xâm phạm đối với các phần tử gián điệp và chống Liên Xô; đấu tranh chống những kẻ phản bội trong hàng ngũ Hồng quân (tổ hợp tác, gián điệp, tiếp tay cho địch); hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt; đấu tranh chống đào ngũ, cố tình tự gây thương tích trên các mặt trận.

Do thiết quân luật, các đặc vụ “SMERSH” được trao cho những quyền lực to lớn. Họ có quyền tiếp cận các tài liệu mật, cũng như có quyền tìm kiếm, thẩm vấn và giam giữ bất kỳ đối tượng khả nghi. 

Lần đầu tiên, “SMERSH” thể hiện những thành tích ấn tượng là trong Trận chiến Kursk. Nhờ chiến công của các đặc vụ “SMERSH”, người Đức đã không thể tìm hiểu về kế hoạch của Bộ Tư lệnh Tối cao Liên Xô. Đồng thời, hoạt động phá hoại ở hậu phương của Hồng quân đã giảm đáng kể.

Phá hỏng kế hoạch của Abwehr

Abwehr là cơ quan phản gián quân sự của Đức Quốc xã. Đến đầu năm 1943, khoảng 200 trường tình báo của Đức Quốc xã đã tiến hành huấn luyện các điệp viên để phái đến hậu phương Liên Xô. Tuy nhiên, nhờ các hành động chuyên nghiệp cao của “SMERSH”, quân Đức đã không thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình của cuộc chiến.

Cùng năm 1943, Đức Quốc xã lên kế hoạch phát động một cuộc “nội chiến” quy mô lớn trên lãnh thổ Kalmykia, Bắc Kavkaz, Kazakhstan và Crimea của Liên Xô. Các nhân viên của Abwehr dự định, với sự giúp đỡ của những người theo chủ nghĩa dân tộc địa phương, sẽ phá hoại hậu phương của Hồng quân.

Điều quan trọng cần lưu ý là trong những năm chiến tranh, hàng nghìn người Tatar Crimean, Chechens, Kalmyks và các dân tộc khác đã chiến đấu chống lại Hồng quân. Tuy nhiên, nhờ có lực lượng “SMERSH”, các nhóm phá hoại riêng lẻ đã không thể hợp nhất thành một đội quân.

Lực lượng phản gián của Liên Xô thường sử dụng đến cái gọi là “trò chơi thông tin” - chuyển thông tin sai lệch có chủ ý cho kẻ thù với sự trợ giúp của các đặc vụ bị bắt. Trong những năm chiến tranh, “SMERSH” đã tổ chức 186 hành động như vậy, ngăn chặn hoàn toàn khả năng tiếp cận của Đức Quốc xã đối với các thông tin mật của Liên Xô.

Chiến tranh kết thúc, cơ quan phản gián quân sự SMERSH hoàn thành sứ mạng lịch sử và được giải thể. (Ảnh: Collectingsoviethistory)

Bộ lọc “SMERSH”

Các nhà sử học mô tả các hoạt động của “SMERSH” như một cơ quan tập trung vào hoạt động “thẩm tra” các cựu tù nhân chiến tranh. Trong những cuộc thanh lọc như vậy, các sĩ quan được cho là đã đối xử tàn nhẫn với các tù nhân, đưa họ đến các trại tập trung khét tiếng.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Không thể phủ nhận rằng một số “sai lầm” vẫn có thể xảy ra trong hành động của các sĩ quan phản gián, nhưng điều này vẫn không thể tránh khỏi. Họ phải kiểm tra cẩn thận từng tù nhân, vì bất kỳ ai trong số họ đều có thể trở thành kẻ đào ngũ tiềm năng, nghĩa là kẻ phản bội tổ quốc.

Nhiều trường hợp được biết đến cho thấy các tù nhân vẫn được phép quay lại hàng ngũ, đồng thời nhận được sự hỗ trợ về vật chất và y tế. Đồng thời, các nhân viên của “SMERSH” thường thu được bằng chứng cho thấy một tù nhân cụ thể là gián điệp.

Ngay cả khi xác định được những kẻ phản bội, các sĩ quan phản gián cũng không lập tức xử tử, mà giao họ cho các điều tra viên để điều tra thêm. Thống kê khách quan cho thấy đại đa số công dân Liên Xô đã qua “thẩm tra” không bị bắt giữ và ngược đãi.

Có thể nói rằng “SMERSH” không tham gia vào các cuộc đàn áp chính trị có chủ đích, mặc dù đôi khi có những sai lầm dẫn đến việc tù nhân bị lưu đày hoặc tử vong.

Tóm lược về chiến công của lực lượng “SMERSH” trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại

Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), “SMERSH” đã vô hiệu hóa khoảng 30.000 gián điệp của địch, hơn 3.500 kẻ phá hoại và 6.000 kẻ khủng bố. Khoảng 3.000 đặc vụ “SMERSH” đã hoạt động trong hàng ngũ kẻ thù.

Hơn 6.000 sĩ quan phản “SMERSH” gián đã hy sinh trong các trận chiến và trong khi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt. Năm 1946, SMERSH trở thành một phần của Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô, với tên gọi là Tổng cục 3.

Rất nhiều bộ phim và loạt phim dựa trên các sự kiện có thật đã được quay về các hoạt động của “SMERSH”. Ngày nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận giữa các nhà sử học về hoạt động của lực lượng này. Một số cáo buộc các sĩ quan phản gián có hành vi tàn ác không phù hợp, trong khi những người khác đưa ra lập luận ngược lại.

Hạ Thảo (lược dịch)

Vì sao NATO giảm hỗ trợ cho Ukraine?

Vì sao NATO giảm hỗ trợ cho Ukraine?

Gần đây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cân nhắc giảm viện trợ cho Ukraine. Trong khi Italy đã tuyên bố đóng băng nguồn cung cấp quân sự và Mỹ công khai từ chối Kiev một số vũ khí hiện đại.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !