Bộ Nông nghiệp giãi bày thế khó ngành chăn nuôi và hiệu ứng 'giọt nước tràn ly'

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT có những giãi bày về khó khăn của ngành chăn nuôi. Trong đó, đề cập tới hiệu ứng “giọt nước tràn ly” càng làm cho giá bán sản phẩm lợn và gia cầm trong nước giảm mạnh.

Ngành chăn nuôi là sinh kế của hàng triệu nông dân Việt Nam. Thế nhưng, khó khăn từ thị trường, 'bão' giá thức ăn chăn nuôi kéo dài khiến không chỉ nông dân mà cả các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước thua lỗ nặng.

Trong khi đó, thịt nhập khẩu, thậm chí sản phẩm thải loại vẫn ồ ạt tràn vào, "đè chết" các trang trại nội. Người nuôi và doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản hàng loạt.  

PV. VietNamNet ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan và lãnh đạo các vụ chuyên môn xung quanh những góc khuất được phản ánh trong tuyến bài “Nỗi đau ngành chăn nuôi”:

Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan: 

Ngành chăn nuôi có rất nhiều vấn đề, không riêng gì kiểm soát dịch bệnh. Tôi đã đọc một số khuyến nghị của hiệp hội chăn nuôi, của doanh nghiệp. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nói tại sao chúng ta không dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu, hoặc không cho nhập trong bối cảnh dư thừa.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan (Ảnh: Tâm An)

Câu chuyện không đơn giản là cho nhập hay không cho nhập. Chúng ta đã gia nhập thị trường quốc tế. Để ký được nghị định thư xuất khẩu chính ngạch bao nhiêu mặt hàng vào một quốc gia nào đó, chúng ta cũng phải nhập lại bấy nhiêu mặt hàng, dưới sự kiểm soát chặt về các vấn đề an toàn thực phẩm.

Chúng ta không thể cấm, nhưng có thể kiểm soát được. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới người tiêu dùng mà còn tới cả ngành chăn nuôi nước ta.

Còn vấn đề ngăn chặn nhập lậu qua đường mòn, lối mở liên quan đến rất nhiều đơn vị. Càng nhiều đơn vị tham gia, sự hợp tác có những lúng túng nhất định.  

Chúng tôi sẽ làm việc với hiệp hội, làm việc với các doanh nghiệp FDI. Phải nhìn nhận họ là một đối tác thật sự, không nên quá cảm xúc. Chúng ta đã hội nhập, cần tăng sức mạnh nội lực làm sao để đồng đẳng, hợp tác một cách công bằng với họ. Từ năng lực của HTX để cung ứng sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo thành chuỗi liên kết. 

Sáng nay tôi đã trao đổi với doanh nghiệp. Họ mong muốn nội địa hoá được một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để giảm dần tỷ trọng nhập khẩu. Bộ sẽ đồng hành vì đây là khó khăn lớn của ngành, cần giải quyết.

Bà Nguyễn Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Thú y:

Tất cả sản phẩm liên quan đến động vật được nhập khẩu vào Việt Nam đều đảm bảo theo quy trình 5 bước đánh giá, đàm phán. Quy trình đàm phán tối thiểu 4-5 năm, rất chặt chẽ. Vì vậy, nói sản phẩm không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam là chưa phù hợp. 

Bà Nguyễn Thu Thủy (Ảnh: Tâm An)

Chúng ta là thành viên của WTO nên những sản phẩm gia cầm ở Việt Nam, sau một thời gian khai thác trứng, vẫn được đưa vào làm thực phẩm cho người Việt. Bởi vậy, khi đàm phán không thể nói rằng gà loại thải không được sử dụng tại Việt Nam. 

Cục Thú y sẽ rà soát lại các tiêu chuẩn cũng như sản phẩm thịt của các nước nhập vào Việt Nam nhiều như Hàn Quốc, Brazil. Thực tế, trong 2 năm qua, kiểm tra chưa phát hiện ra mẫu nào có dư lượng vượt ngưỡng an toàn thực phẩm ở nhóm thịt bò, lợn, gia cầm.

Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi: 

Từ năm 2020 đến nay, ngành chăn nuôi gặp khó do thị trường tiêu thụ không ổn định, hiệu quả đầu tư không cao, sinh kế người chăn nuôi bị ảnh hưởng. Cùng với đó, dịch bệnh đe dọa, nguồn lực sản xuất, đặc biệt là đất đai ngày càng thu hẹp

Nguyên nhân là do tổ chức sản xuất thiếu gắn kết giữa sản xuất với thị trường; hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu còn yếu, chưa tích hợp các giá trị trong từng sản phẩm.

Đặc biệt, việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do với các nước, khu vực và vùng lãnh thổ (trong đó có hai hiệp định thế hệ mới như CPTTP và EVFTA), nhiều quốc gia có thế mạnh chăn nuôi như Mỹ, Brazil, Úc,... tăng xuất khẩu vào Việt Nam. Dù tỷ lệ nhập năm 2022 và đầu 2023 không quá lớn, nhưng hiệu ứng “giọt nước tràn ly” càng làm cho giá bán sản phẩm lợn và gia cầm trong nước giảm mạnh. 

Ông Dương Tất Thắng (Ảnh Tâm An)

Ngoài ra, chăn nuôi an toàn sinh học vẫn chưa thực hiện đồng bộ và thống nhất, dịch bệnh truyền nhiễm vẫn xảy ra, gây biến động cung và khó khăn cho xuất khẩu; giá thành sản xuất sản phẩm chăn nuôi ở nước ta khá cao so với khu vực và thế giới. 

Đáng nói, trong khi giá sản phẩm chăn nuôi tại trại giảm sâu và kéo dài thì hầu như giá bán thịt lợn tại siêu thị và các chợ ở thành phố giảm ít, hoặc không giảm. Điều này không có lợi cho cả hoạt động thúc đẩy sản xuất và cả kích thích tiêu dùng thực phẩm, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn sau dịch Covid. Thiếu sự hợp tác, chia sẻ thông tin và điều tiết lợi nhuận một cách hài hòa giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng thực phẩm là nguyên nhân của vấn đề. 

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, cần đảm bảo gắn kết giữa sản xuất với thị trường; đẩy mạnh hoạt động giết mổ, bảo quản, chế biến, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi; nghiên cứu, bổ sung các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kiểm soát sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu. 

Đồng thời, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; thúc đẩy chuyển giao KHCN và các tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi, bằng mọi cách hạ giá thành sản phẩm.

Cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giám sát để thúc đẩy hình thành liên kết chuỗi giá trị, đặc biệt là hợp tác theo chuỗi giữa doanh nghiệp và nông dân; bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Cần hoàn thiện thêm các chính sách hỗ trợ các chuỗi giá trị, các liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Tâm An

SHB tham gia chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu

Ngày 29/9/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.

Bí quyết giúp Vinamilk duy trì sức hấp dẫn trên thị trường tuyển dụng

Nhiều năm liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, Vinamilk tiếp tục được vinh danh là Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2023. Điều gì giúp doanh nghiệp 47 năm tuổi duy trì sức hút với người lao động qua nhiều thế hệ, đặc biệt là Gen Z?

Agribank dành gần 2 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023

Agribank triển khai chương trình khuyến mại “Agribank đồng hành cùng tân sinh viên năm 2023” với tổng giá trị giải thưởng lên đến 1,833 tỷ đồng.

Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất

Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, đồng thời thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai đồng bộ nhiều chương trình tín dụng ưu đãi.