Bộ đội Biên phòng nỗ lực chặn tội phạm buôn người

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai hàng loạt giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm buôn người.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, do tác động của tình hình mua bán người (MBN) trên thế giới và khu vực, hoạt động của tội phạm MBN ở Việt Nam, nhất là tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Campuchia và các tỉnh ven biển Nam Bộ tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn của tội phạm MBN nổi lên là: Lợi dụng môi giới hôn nhân, môi giới lao động, nhất là lao động có yếu tố nước ngoài để lừa gạt; mua bán phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên. Hoạt động môi giới cho - nhận con nuôi, mang thai hộ để lừa gạt; mua bán trẻ em và trẻ sơ sinh. Môi giới việc làm trên biển (còn gọi là cò ngư phủ) để lừa gạt; mua bán nam thanh niên trong độ tuổi lao động. Tuyển mộ thanh niên trong độ tuổi lao động, dụ dỗ việc nhẹ, lương cao sang Campuchia làm việc tại các casino, sòng bạc, game online. 

Cùng với đó, tình trạng di cư, phân hóa giàu nghèo, bất ổn kinh tế, chính trị, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; sự phát triển không gian mạng và các nền tảng kỹ thuật số đang tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm MBN. Chính sách mở cửa, hội nhập toàn cầu cũng tạo cơ hội cho những kẻ MBN đưa dẫn nạn nhân qua biên giới một cách dễ dàng, an toàn dưới danh nghĩa hợp tác làm ăn, thăm thân, du lịch. Đặc biệt, gần đây, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tìm việc làm để ổn định đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân gặp khó khăn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các đối tượng triệt để lợi dụng lừa gạt, dụ dỗ nạn nhân ra nước ngoài để mua bán.

 BĐBP phối hợp với lực lượng chức năng triển khai công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên biên giới.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 2019 đến nay, việc các đối tượng lợi dụng triệt để các trang mạng xã hội như Faceboook, Zalo, Wechat… để lập ra các hội, nhóm “cho - nhận con nuôi”, “tìm dâu cho người Trung Quốc”; “lao động lương cao”… để dụ dỗ, lừa gạt nạn nhân sang Trung Quốc và Campuchia tăng lên khá nhiều.

Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng chống MBN, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP cho biết: Tính từ đầu năm 2021 đến nay, các đơn vị BĐBP đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 65 vụ/33 đối tượng; giải cứu, tiếp nhận 105 nạn nhân bị mua bán; phát hiện, ngăn chặn, xử lý 7.590 vụ/32.034 lượt người xuất, nhập cảnh trái phép. Đặc biệt, gần đây, ngày 18/8/2022, Chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch Covid-19 số 21 thuộc Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình, BĐBP An Giang phát hiện, bắt giữ 40 người (trong đó có 35 nam và 5 nữ) từ khu vực ấp Chrey Thum, xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia bơi qua sông Bình Ghi, nhập cảnh trái phép về Việt Nam.

Sau khi sự việc xảy ra, Đồn Biên phòng cửa khẩu Long Bình đã phối hợp với Công an huyện An Phú tiến hành lấy lời khai số người nói trên. Theo đó, trong số 40 người này, có 6 người có hộ chiếu, xuất cảnh qua các cửa khẩu. 34 người còn lại xuất cảnh trái phép qua khu vực biên giới các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và An Giang. Chỉ vì muốn tìm “việc nhẹ, lương cao”, nên họ đã bị lừa đưa sang làm việc tại casino Rich World, Campuchia. Nhưng khi “vỡ mộng” vì bị bắt làm việc quá thời gian, không được nghỉ ngơi, không được trả lương và thường xuyên bị đánh đập, nên nhóm người này đã tìm cách tháo chạy về Việt Nam.

Theo thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, trong tổng số 40 vụ MBN trên toàn quốc, số vụ MBN được phát hiện, điều tra liên quan đến địa bàn Campuchia chiếm 17,5%. Các vụ việc tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia được phát hiện tại nhiều địa phương như Đồng Nai, Đắk Lắk, Lào Cai, Thanh Hóa, Nam Định, Gia Lai… Đến nay, đã có 183 công dân được giải cứu hoặc tự trở về từ Campuchia.

 Năm qua, các đơn vị BĐBP trên cả nước đã tổ chức tuyên truyền phòng, chống tội phạm MBN, lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được hơn 20.000 buổi với gần 400.000 lượt người nghe; đăng tải trên 10.000 tin, bài, phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm MBN của BĐBP.

Theo Đại tá Phan Thăng Long, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP: Để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống MBN, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP tích cực, chủ động phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng, chống MBN; tập trung vào nhóm có nguy cơ cao bị mua bán. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo việc làm cho cư dân khu vực biên giới, biển, đảo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, hạn chế thấp nhất nguyên nhân, điều kiện nảy sinh tội phạm MBN.

Bên cạnh đó, các đơn vị BĐBP cần chủ động nắm tình hình tội phạm MBN trên các tuyến biên giới, biển, đảo; nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, kết hợp chặt chẽ giữa biện pháp trinh sát với biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, triệt phá các đường dây MBN liên tỉnh, xuyên quốc gia. Đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên đất liền và biển đảo, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động MBN xuất, nhập cảnh trái phép...

 NH

Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ nạn nhân mua bán

Những hỗ trợ sát sườn, thiết thực không chỉ là liều thuốc tinh thần giúp các nạn nhân thêm vững tin khi biết mình không bị bỏ lại phía sau.

Đường biên kéo dài, địa hình hiểm trở… tội phạm mua bán người lợi dụng

Nước ta với đường biên kéo dài, nhiều đường mòn, lối tắt, kênh rạch chằng chịt ...là những cơ hội để đối tượng mua bán người lợi dụng đưa người vượt biên trái phép.

Nghe theo lời hứa "việc nhàn, thu nhập cao", người phụ nữ bị đồng hương lừa bán

Lợi dụng lòng tin của người phụ nữ trú cùng địa phương, Lương Thị Năm (SN 1983, trú huyện Tương Dương, Nghệ An) đã lừa bán nạn nhân sang xứ người với giá 4 vạn nhân dân tệ (tương đương 120 triệu đồng).

Thủ đoạn tội phạm buôn người ngày càng tinh vi, xảo quyệt

Tội phạm mua bán người có chiều hướng gia tăng ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Campuchia.

Giúp học sinh, sinh viên tránh xa cạm bẫy của kẻ buôn người

Bộ Công an cho biết, trước hết bản thân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, tự bảo vệ mình và người thân. Đây là yếu tố cần thiết trong công tác phòng ngừa, tránh tạo môi trường thuận lợi để bọn tội phạm hoạt động.

Hà Giang: Phụ nữ và trẻ em dễ sa vào cạm bẫy buôn người

Đa số các vụ án mua bán người trên địa bàn tỉnh Hà Giang nạn nhân là phụ nữ dân tộc thiểu số, nhận thức, học vấn còn hạn chế, một số trường hợp không nói được tiếng phổ thông nên rất khó khăn cho việc khai thác thông tin.

Quyết liệt phòng chống tội phạm mua bán người ở Sơn La

Sơn La là tỉnh vùng cao biên giới với nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các đối tượng tội phạm mua bán người thường lợi dụng địa bàn này để hoạt động.

Công an Đồng Tháp tăng cường phòng, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em

Công an tỉnh Đồng Tháp đã làm tốt công tác phòng ngừa, phối hợp với các ngành đoàn thể tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người.

Có nên miễn trừ trách nhiệm pháp lý với nạn nhân bị mua bán vượt biên trái phép?

Nên miễn trừ trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính đối với nạn nhân bị mua bán trong các trường hợp cụ thể như xuất cảnh trái phép, bán dâm...

Sơn La tăng cường truyền thông phòng, chống mua bán người

Hoạt động của tội phạm buôn người có một số chiêu trò không mới nhưng số nạn nhân vẫn tiếp tục bị sập bẫy.

Đang cập nhật dữ liệu !