Bệnh COPD do hút thuốc lá được xem là 'sát thủ vô hình'

Một trong những bệnh phổ biến thường gặp do hút thuốc lá là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Sát thủ vô hình

Một trong những bệnh phổ biến thường gặp do hút thuốc lá là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80 - 90% số bệnh nhân mắc COPD có nguyên nhân từ thuốc lá. Bệnh COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tim mạch và ung thư. Mỗi năm toàn cầu có hơn 300 triệu người được phát hiện mắc COPD. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc COPD là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.

TS Nguyễn Như Vinh – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết nếu lấy tất cả các đối tượng từ 40 tuổi trở lên, những người hút 1 gói thuốc lá/ngày trong ít nhất 10 năm (hoặc 2 gói/ ngày trong 5 năm), nguy cơ mắc COPD là khoảng 30%.

Những người hút thuốc liên tục cho đến 65 tuổi có 50% nguy cơ phát  triển COPD.
Nói cách khác, càng hút thuốc lá, nguy cơ COPD càng tăng

Thêm vào đó, nếu bắt đầu hút thuốc từ sớm, nguy cơ càng tăng, đặc biệt là trước khi 20 tuổi, vì phổi chưa phát triển hoàn thiện

Nguy hiểm hơn nữa, một người bắt đầu hút thuốc trước15 tuổi có thể bị COPD ở độ tuổi 30.

Bệnh COPD được xem là sát thủ vô hình, TS Vinh cho biết bệnh không có triệu chứng điển hình cứ âm thầm và khi bệnh nhân vào viện thường đã phải vào các khoa cấp cứu, hồi sức cấp cứu nên tỷ lệ tử vong cao.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Nguyên nhân của bệnh

Về nguyên nhân, bệnh COPD do tình trạng tổn thương gây tắc nghẽn các đường dẫn khí trong phổi. Các tổn thương này xảy ra khi cơ thể thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Khói thuốc lá, khói bếp, không khí ô nhiễm, hóa chất, bụi bặm hay tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên lúc tuổi còn nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc COPD. Trong đó, hút thuốc lá hay hút thuốc lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất.

Các triệu chứng của COPD sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng hút thuốc lá, dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, đây là một bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời. Tình trạng khó thở và mệt mỏi không biến mất hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và sinh hoạt, làm việc gần giống người bình thường. 

TS BS. Nguyễn Như Vinh chia sẻ thêm: “Không bao giờ quá trễ để bỏ thuốc lá. Chức năng hô hấp của người bệnh COPD sụt giảm hằng năm như một chiếc xe đang lao xuống dốc. Bỏ thuốc lá có tác dụng như một cái thắng (phanh) để chiếc xe này lao chậm lại. Đây được xem là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh COPD. Nếu một người bệnh bị COPD mà không bỏ được thuốc lá thì việc điều trị sẽ bị hạn chế rất nhiều”.

Ba dấu hiệu của bệnh COPD đó là ho, khạc đờm, khó thở. Nếu người hút thuốc lá lâu năm chỉ cần có triệu chứng ho, TS Vinh cho rằng, họ cần đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh COPD. Khi kèm theo khó thể thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Có thể thấy, COPD như một “lưỡi hái tử thần” cho những ai chủ quan trước các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Phương pháp tốt nhất để phòng tránh là hãy tạo một môi trường sống trong lành, không khói thuốc lá và bụi bặm. Nên thiết lập một chế độ thể dục thể thao tốt cho lá phổi. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình điều trị được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Việc tầm soát COPD, bác sĩ Vinh cho rằng khi người bệnh có triệu chứng, bệnh nhân tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, thứ 3 đo chức năng phổi để xác định của bệnh. Ở giai đoạn đầu có thể chữa 1 thời gian hết tắc nghẽn nhưng nếu vào viện ở giai đoạn trễ, chức năng phổi chỉ còn 30 % thì việc điều trị cực kỳ khó khăn.

Bệnh COPD có thể phòng và chữa được. Bác sĩ sẽ chữa để bệnh dừng diễn tiến xấu, bệnh nhân có thể sống chung với bệnh nhưng vẫn không thể dứt điểm bệnh mà phải uống thuốc theo đơn.

Khánh Chi 

Tất cả thuốc lá điện tử là hàng nhập lậu

Hiện nay thị trường thuốc lá điện tử đang làm đau đầu các nhà quản lý bởi đây là sản phẩm chưa được quy định mua bán trên thị trường nhưng lại thu hút giới trẻ.

Thuốc lá thế hệ mới, mùi hương 'giết chết' giới trẻ

Bản chất thuốc lá thế hệ mới vẫn là lệ thuốc chất gây nghiện nicotine, ngoài ra còn gây hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, nguy cơ cháy nổ…

Việt Nam trong top 15 quốc gia sử dụng thuốc lá nhiều nhất thế giới

'Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin – đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá”.

Hút thuốc từ 18 tuổi, ngoài 30 đã đột quỵ

Theo các bác sĩ, ngoài lối sống tĩnh tại ít vận động thì thuốc lá là tác nhân gây ra 50% ca đột quỵ ở người trẻ.

Thuốc lá ảnh hưởng tới xương khớp như thế nào?

Người hút thuốc và người hút thuốc lá thụ động đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ như nhau, hệ xương khớp cũng bị khói thuốc tàn phá.

Thuốc lá đầu độc đôi mắt bạn như thế nào?

Thuốc lá và rượu bia là hai nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới. Hút thuốc lá không chỉ gây ung thư, tim mạch mà nó còn ảnh hưởng tới mắt.

Giới trẻ có nguy cơ rối loạn tâm thần vì thuốc lá điện tử

Tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai có nhiều bệnh nhân là người trẻ tới khám vì các rối loạn tâm lý, trong đó có nguyên nhân do thuốc lá điện tử.

Chuyên gia cảnh báo hút thuốc tăng nguy cơ tâm thần

Theo các chuyên gia y tế, thành phần nicotin gây nghiện và nó điều khiển bộ não người hút, thiếu nicotin sẽ khiến họ cáu gắt, mất tập trung.

Hoại tử ngón tay, suy thận do thuốc lá

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai, có nhiều nguyên nhân gây nguy cơ suy thận, một trong số đó là do hút thuốc lá.

Hút thử thuốc lá điện tử, thiếu nữ hôn mê, nguy cơ tử vong

Bệnh nhân nữ 14 tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê, kích thích nhiều, tím tái, đồng tử giãn, nguy cơ suy hô hấp và tử vong cao sau khi hút thử thuốc lá điện tử bạn cho.

Đang cập nhật dữ liệu !