Bến Tre tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại các sản phẩm dừa

Toàn tỉnh Bến Tre hiện có hơn 200 sản phẩm từ dừa được sản xuất, chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Đây là một trong những ngành kinh tế chủ lực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của tỉnh.

Ngày 28/10, Sở Công Thương tỉnh Bến Tre đã tổ chức hội nghị trực tuyến về xúc tiến thương mại ngành dừa tỉnh với các Đại sứ Việt Nam tại Srilanka, Áo, Slovenia, Pakistan, Thái Lan.

{keywords}
Nói đến Bến Tre là nói đến các đặc sản từ dừa ở nơi đây.

Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cho biết, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 200 sản phẩm từ dừa được sản xuất, chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu như: cơm dừa nạo sấy, sữa dừa, nước dừa đóng hộp, kẹo dừa, thạch dừa, than hoạt tính, chỉ xơ dừa, dầu dừa, mặt nạ dừa... Ngành hàng dừa là một trong những ngành kinh tế chủ lực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tại hội nghị trực tuyến, Đại sứ Việt Nam tại Áo cũng như tại các nước cho biết, xu hướng mới trong sử dụng trái dừa là người tiêu dùng quan tâm đến bảo vệ sức khỏe, làm đẹp và sử dụng ít chất béo, đặc biệt là các sản phẩm ngoài thực phẩm như mỹ phẩm. Hướng tới, tỉnh nghiên cứu xây dựng sản phẩm đạt tiêu chuẩn thị trường, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào các nước trên thế giới.

Về phía các doanh nghiệp ngành dừa của tỉnh được giới thiệu tại hội nghị là những sản phẩm của các doanh nghiệp, đặc biệt là sản xuất dừa hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm theo xu hướng sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên của người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp ngành dừa tỉnh rất mong mỏi Đại sứ tại các nước sở tại quan tâm giúp đỡ các doanh nghiệp Bến Tre được tiếp cận và đưa sản phẩm vào thị trường các nước.

Tại hội nghị trực tuyến với Đại sứ Việt Nam tại Srilanka, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Thị Kiều Tôn nêu mong muốn hướng đến kết nối phát triển du lịch tỉnh nhà. Đồng thời, muốn biết thêm về nhu cầu du lịch của Srilanka để hướng tới có định hướng, phát triển sản phẩm phục vụ khách hàng, trong đó có khách đến từ Srilanka; những gợi mở hướng liên kết phát triển giữa giữa Bến Tre và một tỉnh của Srilanka.

Bến Tre là tỉnh có diện tích dừa lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; sản phẩm dừa Bến Tre đã có mặt trên thị trường của hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ; Cây dừa Bến Tre còn là cây chiếm giữ vị trí kỷ lục cây trồng cho ra các sản phẩm, dòng sản phẩm chế biến nhiều nhất Việt Nam.

Tính đến tháng 9/2020, tổng diện tích dừa toàn tỉnh Bến Tre là 72.764 ha, chiếm 71,85% trong tổng diện tích cây lâu năm và tăng 0,47% so cùng kỳ năm trước.

Những năm gần đây diện tích dừa uống nước (dừa xiêm xanh) liên tục tăng do hiệu quả kinh tế cao vì giá bán tương đối ổn định. Tổng diện tích dừa xiêm xanh uống nước toàn tỉnh hiện nay khoảng 12.930 ha, chiếm 17,77% trong tổng diện tích dừa của tỉnh. Tổng sản lượng dừa 9 tháng đầu năm toàn tỉnh ước tính được 493.342 tấn tăng 2,24% so với cùng kỳ năm trước. 

Nguyễn Hải

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.