Bé 2,5 tháng tuổi ngừng thở vì sặc nước muối sinh lý, bác sĩ chia sẻ cách làm sạch mũi trẻ sơ sinh
Các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang cho biết bệnh viện vừa cấp cứu 1 bé trai 2,5 tháng tuổi bị nghẹt mũi, người nhà dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé khiến bé ngừng thở.
Sai lầm khi trời lạnh giữ trẻ khư khư ở nhà
Theo BS Phí Xuân Thi, Bác sĩ CK1 Nhi, BV Sản Nhi Quảng Ninh, thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét đậm. Có một số quan niệm trời lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh có thể làm cho trẻ ốm, bệnh đó là quan điểm sai lầm.
Vì sao không nên hút mũi cho trẻ nhỏ
Theo người nhà, khi bé đang được vệ sinh mũi thì bé ngừng thở, tím tái toàn thân. Người nhà hô hấp nhân tạo cho bé rồi đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu. Khi vào viện, bé trong tình trạng kích thích, thở gắng sức, nhịp tim nhanh do bị sặc nước muối sinh lý.
Các bác sĩ xác định bé bị hội chứng xâm nhập do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản gây co thắt thanh quản và khí quản. Trẻ khó thở cấp tính, thiếu oxy trầm trọng. Rất may, gia đình đã kịp thời hô hấp nhân tạo cho bé trước khi đưa vào viện.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – addmin Diễn đàn bác sĩ yêu con nít cho biết hiện nay có rất nhiều bạn mở phòng tập “long đàm” chưa có chứng chỉ hành nghề, thực sự việc này rất nguy hiểm cho bản thân đứa trẻ. Nếu đứa trẻ bị hít sặc, tím tái, ngưng thở…. không cấp cứu đúng cách, đứa trẻ có thể di chứng chết não sau 4 phút thiếu oxy.
Bác sĩ Sang cho biết, bé 2 tháng tuổi này bố mẹ dùng bơm để bơm nước muối sinh lý là một động tác đẩy một lượng lớn nước muối vào 1 bên mũi để đẩy đờm nhớt sang mũi bên kia và ra ngoài. Lý thuyết là như vậy nhưng phương pháp này chỉ áp dụng cho bé lớn, biết hợp tác. Còn bé 2 tháng sẽ bị giật mình do động tác bơm của cha mẹ và hít sặc nước muối và tím tái.
Bé 2,5 tháng tuổi ngừng thở khi mẹ hút mũi. Ảnh BV Sản nhi Bắc Giang. |
Bác sĩ Sang cho rằng khi rửa mũi cho con nhất là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý:
Thứ nhất, trẻ sổ mũi nếu bác sĩ khám chẩn đoán viêm mũi họng do siêu vi hay cảm thường trong 2-3 ngày đầu sẽ sổ mũi nhiều và trắng trong. Sau đó, nước mũi sẽ đặc dần và có thể chuyển sang màu xanh. Tuy nhiên, đó không phải là biểu hiện của bé bệnh nặng hơn. Bé chỉ nghĩ nặng hơn khi sốt cao hơn, đừ hơn, thở mệt hơn hay có bất thường gì khác, còn nếu chỉ là đờm mũi đặc và xanh thì không đáng lo.
Thứ hai, khi trẻ nhỏ nghẹt mũi nếu đưa ti cho bé bú nữa thì trẻ sẽ thở không nổi, bú được 2-3 nhịp sẽ phải nhả ra để thở. Và mũi nghẹt khiến trẻ quấy và khó ngủ.
Thứ ba, nước mũi tái lập lại rất nhanh, chỉ sau 2-3 tiếng hút mũi nên việc hút rửa mũi chỉ giúp bé bú dễ dàng hay bé vào giấc ngủ ngon nhưng việc hút rửa mũi không nên làm thường xuyên.
'Xé' sương mù, vượt núi cứu bệnh nhi 7 ngày tuổi
Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương nhận được điện thoại từ đồng nghiệp tại BV đa khoa Yên Minh – Hà Giang yêu cầu hỗ trợ vận chuyển em bé 7 ngày tuổi suy hô hấp, theo dõi tim bẩm sinh, đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm.
Cách vệ sinh mũi cho bé dưới 2 tuổi
Đặt bé nằm ngửa.
Hơi ngửa đầu bé nhẹ ra sau (có thể dùng 1 gối nhỏ chèn sau cổ).
Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý hoặc xịt 1-2 xịt nước muối vào 1 bên lỗ mũi.
Đợi 30-40 giây.
Nghiêng bé sang bên phải và để nước mũi chảy ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi và nước muối chảy ra.
Dùng khăn giấy lau sạch nước mũi chảy ra từ mũi và miệng.
Cha mẹ có thể tự làm nước muối tại nhà, đầu tiên đun sôi 200 ml nước sạch. Thêm ¼ muỗng cà phê muối vào và khuấy đều, để nguội nhiệt độ phòng, cho vào lọ xịt hoặc lọ sạch.
Khi rửa mũi cho bé, việc rửa hút mũi chỉ nên thực hiện 3-4 lần/ngày, không nên lạm dụng vì có thể làm khô và trầy xước niêm mạc mũi của bé. Nước muối tự làm nên lưu trữ 1-2 ngày, sau đó phải làm lại nước muối mới.
Bác sĩ Sang nhấn mạnh việc hút rửa mũi có thể làm ở nhà với mục đích giảm đờm mũi cho con, giúp con bú hay ngủ thoải mái hơn. Nhưng tất cả trẻ không nên áp dụng các phương pháp như vỗ rung đờm, bơm nước muối rửa mũi... tại nhà vì nguy cơ hít sặc và tai biến rất cao. Tất cả kỹ thuật nên làm tại bệnh viện với chuyên viên có chuyên môn và nguồn oxy cấp cứu khi cần thiết.
Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho nhiều bố mẹ đang tự ý áp dụng các video trên mạng mà chưa qua kiểm chứng. Nếu không may trẻ ngưng thở như trường hợp trẻ ở Bắc Giang trên thì rất nguy hiểm vì chỉ 4 phút trẻ có thể bị chết não.
Khánh Chi