Trẻ sinh vào mùa xuân có phải thông minh hơn người?

Sau khi nghiên cứu, chị Hoa nhận được “lệnh” của chồng chuẩn bị tinh thần thụ thai vào tháng 2-3 để sinh con đúng vào mùa xuân năm sau, con sẽ thông minh, dễ nuôi hơn trẻ khác.

{keywords}
Trẻ sinh vào mùa xuân có phải thông minh hơn người? (Ảnh minh họa)

Trẻ sinh mùa xuân thông minh, dễ nuôi hơn?

Có con thông minh, học giỏi là điều mong ước của hầu hết các bậc làm cha mẹ. Vì lẽ này, mà nhiều cặp vợ chồng tìm mọi cách để sinh được những đứa con như mong ước.

Theo đó, có mẹ thì lựa chọn chế độ dinh dưỡng ngay từ lúc chuẩn bị mang thai. Và không ít bà mẹ lại đọc ở trên mạng cho rằng, những đứa trẻ sinh vào tháng 1, 2 thường thông minh, giỏi hơn những trẻ khác.

Chị Hoa (Tây Hồ) là một ví dụ. Cưới nhau từ tháng 3 năm trước, hai vợ chồng quyết định kế hoạch. Một năm sau, anh chị mới dự tính sinh con. Công cuộc săn con đầu lòng của hai vợ chồng chị Hoa cũng nhiều công phu.

“Thực đơn hàng ngày chồng chọn cho em ưu tiên ăn cá và thịt bò. Anh ấy không cho vợ được ăn những món mà hàng ngày em vẫn rất thích như chè sắn hay ốc luộc… Lý do là những thực phẩm ấy khiến con sau này kém thông minh. Khổ nỗi đã bầu bì gì đâu mà khắt khe thế chứ”, chị Hoa than phiền.

Không chỉ chăm chăm lo ăn cho vợ, chồng chị còn tìm hiểu xem sinh con vào tháng nào thì hợp tuổi, thông minh. Sau một hồi tra cứu trên mạng, chị Hoa được “lệnh” từ chồng chuẩn bị tinh thần để “thụ thai trong khoảng tháng 3 đến tháng 5, trong đó tháng 3, 4 là đẹp nhất để sang năm là sinh con trúng tháng 1 hoặc tháng 2 – con thông minh hơn người”.

Xúc động câu chuyện sinh con của bệnh nhân ung thư máu

Xúc động câu chuyện sinh con của bệnh nhân ung thư máu

Chị Nguyễn Thanh Hồng - bệnh nhân ung thư máu đang điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, đã dũng cảm vượt qua 9 tháng thai kỳ để sinh con khỏe mạnh.

Vậy có phải những đứa trẻ sinh ra vào tháng 2, tháng 3 (mùa xuân) thông minh hơn không, trao đổi với phóng viên, BS Đào Văn Kiên – chuyên khoa Hiếm muộn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khẳng định, “Chưa có bằng chứng hay báo cáo khoa học nào nói về trẻ sinh ra vào tháng 2, tháng 3 sẽ dễ nuôi và thông minh hơn”.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng tháng 2, 3 (mùa xuân) dễ thụ thai hơn, tuy nhiên BS Kiên nhấn mạnh, khả năng thụ thai của con người không phụ thuộc vào thời tiết hay mùa trong năm. Hoàn toàn có thể thụ thai vào bất cứ thời điểm nào trong năm đều được.

“Bên cạnh việc xác định thời điểm dễ thụ thai nhất bạn cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ giúp tăng cường khả năng thụ thai thành công như: Khám sức khỏe sinh sản cơ bản cho 2 vợ chồng trước khi mang thai, giúp 2 vợ chồng biết được có đủ điều kiện mang thai hay chưa, có cần điều chỉnh, bổ sung thêm chất gì hay điều trị bệnh gì trước hay không; Ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng, cung cấp đủ nước; Thực hiện lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, thư giãn, tránh căng thẳng.

Đặc biệt, các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con cần từ bỏ thói quen có hại cho sức khỏe như hút thuốc, uống bia rượu, sử dụng cocain và các chất kích thích….”, BS Văn Kiên lưu ý.

Trời rét đậm, bác sĩ Nhi chỉ ra sai lầm của bố mẹ khiến trẻ dễ đổ ốm

Trời rét đậm, bác sĩ Nhi chỉ ra sai lầm của bố mẹ khiến trẻ dễ đổ ốm

Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, mùa đông thời tiết lạnh sâu như hiện nay là điều kiện dễ mắc các bệnh viêm hô hấp nhất là ở trẻ nhỏ.

Cách chọn thời điểm dễ thụ thai

Ngoài ra, theo BS Văn Kiên, nhận biết được thời điểm dễ mang thai là chìa khóa vàng giúp tăng tỷ lệ thụ thai của bạn.

Thời điểm để dễ thụ thai nhất chính là thời gian rụng trứng của người phụ nữ và trước ngày rụng trứng từ 1-3 ngày. Lý do là tinh trùng có thể tồn tại trong bộ phận sinh dục - tử cung, vòi trứng của người phụ nữ từ 2-3 ngày và trứng có thể sống từ 12-24 giờ sau khi rụng.

“Vì vậy việc xác định thời gian rụng trứng vô cùng quan trọng trong quá trình thụ thai”, BS Đào Văn Kiên nhấn mạnh.

Có nhiều cách xác định thời gian rụng trứng. Đầu tiên, chị em có thể căn cứ vào chu kì kinh nguyệt. Cách xác định này được áp dụng với những phụ nữ có chu kì kinh đều.

“Thời gian rụng trứng phụ thuộc vào chu kì kinh nguyệt. Độ dài ngắn của chu kì kinh khác nhau. Ở những người kinh đều thì thời gian rụng trứng thường vào khoảng ngày thứ 14 trước kì kinh tiếp theo (ví dụ chu kì kinh 28 ngày thì thời gian rụng trứng là ngày 14 tính từ ngày đầu bị kinh, còn chu kì 30 ngày thì rụng trứng vào ngày 16 tính từ ngày đầu bị kinh)”, BS Văn Kiên nhấn mạnh.

Một căn cứ khác để xác định thời gian rụng trứng là dựa vào chất nhớt từ cổ tử cung. BS Văn Kiên cho biết, thông thường ngay trước khi rụng trứng thì chất nhớt cổ tử cung ở nữ giới tiết ra nhiều, trong, lỏng và sánh, có thể kéo giãn giữa 2 đầu ngón tay. Đây là thời gian lý tưởng để thụ thai.

Ngoài ra, một cách khác là siêu âm theo dõi nang trứng theo chỉ định của bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ siêu âm và theo dõi nang trứng cho bạn để đánh giá xem trong chu kì này bạn có trứng rụng hay không, và hướng dẫn thời điểm 2 vợ chồng quan hệ.

Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp khác tính ngày rụng trứng như đo thân nhiệt cơ bản, sử dụng que thử rụng trứng… nhưng kém hiệu quả và khó áp dụng. Tuy nhiên, BS Kiên cũng lưu ý, thời gian rụng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sức khỏe, môi trường sống biến đổi, tâm lý, ảnh hưởng của thuốc, hóa chất…

“Chính vì vậy, các phương pháp xác định thời gian rụng trứng thường cho kết quả ở mức tương đối chứ không hoàn toàn chính xác. Kể cả khi đã xác định được ngày rụng trứng chính xác thì bạn cũng nên giao hợp trong khoảng từ 1-2 ngày trước khi rụng trứng và duy trì đến ngày rụng trứng”, vị bác sĩ chuyên khoa Hiếm muộn khuyến cáo.

N. Huyền 

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !