Bất chấp Covid-19, lợi nhuận quý 1 của VPBank tăng gấp đôi
Theo báo cáo tài chính riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa được công bố, lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 của ngân hàng đạt 1.659 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất chấp Covid-19, lợi nhuận quý 1 của VPBank tăng gấp đôi |
Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 3.392 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2019, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt 1.323 tỷ đồng.
Cho vay khách hàng tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, đạt 198 nghìn tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn là 1.579 tỷ đồng, nợ nghi ngờ 1.469 tỷ đồng, và nợ dưới tiêu chuẩn là 2.209 tỷ đồng.
Tính đến 31/03, tổng số nhân viên đang làm việc tại VPBank là 9.543 người, tăng 107 người so với thời điểm 31/12/2019. Mức thu nhập bình quân nhân viên là 35 triệu đồng/tháng, tăng gần 12 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
VPBank có hai công ty con sở hữu 100% vốn là VPBank AMC và FE Credit. Theo số liệu báo cáo hợp nhất của VPBank, hai công ty con này đóng góp 564 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1 cho VPBank.
Trong khi số lượng nhân viên của ngân hàng mẹ tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2019 thì hai công ty con lại cắt giảm mạnh về nhân sự. Hiện tổng số nhân viên tại VPBank AMC và FE Credit là 17.113 người, giảm hơn 500 người so với thời điểm 31/12/2019.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hợp nhất cũng đã giảm từ 2,95% còn 2,59% tại cuối quý 1/2020. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống 2,15% trong cũng thời kỳ.
Trong ba tháng đầu năm, ngân hàng trích lập 3.712 tỷ đồng dự phòng. Do đó, chi phí dự phòng đã tăng so với cùng kỳ năm trước 26,1% khi loại trừ ảnh hưởng dự phòng đã trích cho dư nợ trái phiếu VAMC trong 2019.
Vì sao lợi nhuận quý 1/2020 của Vietcombank giảm?
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 4.182 tỷ đồng, giảm 11,3% so với quý 1/2019.
Ngân Giang