Bác sĩ 2 lần vào 'điểm nóng' cứu bệnh nhân Covid-19

Từng có kinh nghiệm trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19, Ths.BS Vương Xuân Toàn (Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai) đã 2 lần được chi viện cho 'điểm nóng' là Đà Nẵng và Hải Dương.

Bác sĩ Toàn chia sẻ, dịch bùng phát ở Đà Nẵng và Hải Dương đều rất nhanh. Trước đây, tại Đà Nẵng, virus lan nhanh trong bệnh viện, đặc biệt lại là Khoa thận nhân tạo. Các bệnh nhân tử vong đa phần đều mắc suy thận mạn và những bệnh nhân có bệnh lý nền nặng, tiên lượng xấu ngay từ đầu.

Còn ở Hải Dương, theo bác sĩ Toàn, có chút may mắn hơn là đa phần người mắc Covid-19 tại ổ dịch Poyun là công nhân khỏe mạnh, ít bệnh lý nền, sức đề kháng tốt; do đó, khả năng diễn biến nặng thấp hơn so với Đà Nẵng.

Ngày 6/2, bệnh viện dã chiến số 2 ở Hải Dương tiếp nhận 2 bệnh nhân nặng. Tuy nhiên, tiên lượng của các bệnh nhân đều tốt bởi đây đều là đối tượng tuổi không quá cao, ít bệnh lý nền. Ngoài ra, việc phát hiện nhanh giúp các bệnh nhân được điều trị và tiếp cận với phác đồ sớm.

BS Toàn cho biết thêm, trong đêm 29 Tết (10/2), một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tim đập nhanh, huyết áp cao, khó thở và toàn thân tím tái. Nhận định sơ bộ tình hình, bệnh nhân có triệu chứng giảm oxy máu thầm lặng khiến diễn biến bệnh trở nặng nhanh hơn.

Ngay lập tức, bác sĩ Toàn tức tốc triển khai cho bệnh nhân thở máy. Sau khi bệnh nhân đã có đáp ứng với máy thở, ê-kíp nhanh chóng xin chỉ đạo của các chuyên gia đầu ngành. Họ đề nghị dùng tất cả các trang thiết bị vật tư có tại bệnh viện dã chiến 2 để điều trị cho bệnh nhân.

{keywords}
Ths.BS Vương Xuân Toàn về chi viện cho Hải Dương với nhiệm vụ cấp cứu các ca Covid-19 nặng.

Ngay trong đêm, ê-kíp đã tiến hành lọc máu liên tục cho bệnh nhân để loại bỏ bớt các chất độc trong máu, đồng thời bổ sung thêm thầy thuốc để theo sát bệnh nhân liên tục.

"Tuy nhiên, bệnh nhân diễn biến cực kỳ nhanh, buổi sáng chỉ có biểu hiện khó thở nhưng đến chiều chỉ số oxy trong máu trung bình chỉ còn 60% (người bình thường là 95%). Tôi và ê-kíp đã túc trực cùng bệnh nhân đến sáng sớm. Sau 6 tiếng cấp cứu, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch, dần ổn định và đáp ứng tốt phác đồ điều trị", BS Toàn kể lại.

Tại bệnh viện dã chiến số 2 hiện có 4 bệnh nhân nặng đang điều trị, đã bước vào giai đoạn đỉnh điểm của bệnh. BS Toàn hy vọng bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt phác đồ điều trị, thời gian tới sẽ diễn biến theo hướng tốt hơn để họ có thể ra viện. Còn những bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Nội thì đang được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai theo dõi sát sao, khả năng bệnh nhân chuyển biến nặng, phải đưa vào khoa hồi sức là rất thấp.

Theo BS Nguyễn Quốc Thái (Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân Covid-19 sau khi mắc bệnh sẽ mất thời gian ủ bệnh 2-14 ngày, trung bình là 5-7 ngày. Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ; một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.

"Diễn biến của hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi; một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 14% số người bệnh diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan, bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong. Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7 - 8 ngày.

Sau giai đoạn toàn phát 7 - 10 ngày, nếu không có suy hô hấp cấp, người bệnh sẽ hết sốt, các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh", bác sĩ Thái thông tin.

Khánh Chi

Đẩy mạnh xã hội hóa các loại hình chăm sóc người cao tuổi

Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng nội dung, phương thức và các loại hình chăm sóc người cao tuổi; nghiên cứu, tổ chức thí điểm mô hình sinh kế phù hợp với người cao tuổi.

Lào Cai tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cửa khẩu

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản số 72/UBND-VX tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Hà Nội đặt ra nhiều mục tiêu chăm sóc người cao tuổi trong giai đoạn 2022-2025

Kế hoạch số 30/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi đến năm 2030 trên địa bàn Thủ đô đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng.

Biểu dương người cao tuổi tiêu biểu trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến người cao tuổi trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2016-2021 trao Bằng khen cho 139 người cao tuổi tiêu biểu.

Vĩnh Long kiểm tra, xử phạt hàng loạt vụ kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường Vĩnh Long cho biết, năm 2022 đã xử lý hàng loạt vấn đề nổi cộm như kinh doanh thuốc lá lậu, hàng giả mạo xuất xứ…

Ứng phó với già hóa dân số - dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022

Ngày 30/12/2022, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế đã công bố 5 dấu ấn nổi bật của công tác dân số năm 2022.

Hồi ức tết xưa cho các cụ già

Chương trình “Tết Hà Thành – Nhân Ái” sẽ diễn ra vào ngày 15/1/2023 nhằm giúp các ông bà nhớ về những hồi ức tết xưa, giúp ông bà quay trở về thời tuổi trẻ.

Lotus Care tung ra dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ngắn ngày

Mới đây, Lotus Care tiếp tục mang đến một trong các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi theo thời gian cố định được đông đảo gia đình yêu thích và lựa chọn: Dịch vụ chăm sóc ngắn ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo mô hình Nhật Bản

Dự án “Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi áp dụng mô hình Tsuyama” đang được triển khai tại xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) và phường Bồ Đề (quận Long Biên) góp phần nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Hà Nội.

Người cao tuổi giữ cột mốc biên cương

Ông Hà Công Tính, già làng bản Tén Tằn, xã Tén Tằn, huyện Mường Lát là một trong những người cao tuổi của huyện tham gia bảo vệ cột mốc biên cương.

Đang cập nhật dữ liệu !