Bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Trung Quốc không thể phủi tay với thế giới”

Trên đây là nhận định của bà Tôn Nữ Thị Ninh khi nói đến ý nghĩa của phán quyết mà Tòa trọng tài (được lập theo Phụ lục 7 của UNCLOS) mới tuyên trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về một số vấn đề tại Biển Đông.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: “Trung Quốc không thể phủi tay với thế giới” - ảnh 1

Bà Tôn Nữ Thị Ninh:"Nước không lớn, không giàu vẫn có thể tận dụng những khuôn khổ, con đường, khả năng mà luật pháp quốc tế mở ra cho mình"

Ngày 23/7 tại TP.HCM, trường Đại học Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo: “Những vấn đề pháp lý liên quan đến phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982”.

Bên hành lang buổi hội thảo này bà Tôn Nữ Thị Ninh – nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên minh Châu Âu đã dành cho Infonet những trả lời về các vấn đề mà phán quyết đã đặt ra cho Việt Nam.

Theo đó bà Ninh cho rằng phán quyết không chỉ có ý nghĩa về vận dụng vai trò của luật pháp quốc tế trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển mà còn có ý nghĩa chính trị.

“Thậm chí ý nghĩa chính trị có khi còn quan trọng hơn, hoặc chí ít cũng quan trọng không kém ý nghĩa về vai trò của luật pháp quốc tế” – bà Ninh nói.

Bà cũng nhận định thông điệp có thể rút ra từ phán quyết này là: “Nước không lớn, không giàu vẫn có thể tận dụng những khuôn khổ, con đường, khả năng mà luật pháp quốc tế mở ra cho mình để tìm cho được một trả lời khách quan, công bằng, và về nguyên tắc phải được cộng đồng quốc tế chấp nhận”.

“Nó nói lên rằng không phải chỉ có nước lớn mới có thể sử dụng công cụ luật pháp quốc tế, mà nước nhỏ, nước vừa cũng có quyền, cũng phải có bản lĩnh để sử dụng công cụ đó khi cân nhắc điều kiện phù hợp. Đó là ý nghĩa lớn nhất đối với Việt Nam” – bà Ninh cho hay.

“Tại Hội thảo này cũng đã đặt ra vấn đề tiếp theo kết luận đó, đối với Việt Nam nếu trước đây các cấp lãnh đạo có thẩm quyền nghĩ đến (khả năng khởi kiện Trung Quốc – PV) thì bây giờ họ nghĩ đến nhiều hơn hay không? Khả năng này mở rộng với tất cả các quốc gia. Còn đối với Việt Nam, chưa ai tuyên bố khả năng đó là đóng cửa, chưa có cấp nào ở Việt Nam tuyên bố đóng cửa” – bà Ninh tiếp tục.

Theo bà Ninh, vừa qua Philippines đã chọn khởi kiện Trung Quốc thì Việt Nam bây giờ chí ít sẽ phải suy nghĩ hai vấn đề.

“Một là nếu trước kia mình có nghĩ đến mà vì lẽ này, lẽ kia thì phải chăng kết luận thuận lợi này cho Philippines sẽ khiến cho Việt Nam xem xét thuận lợi hơn cho khả năng đó. Hay ngược lại, không loại trừ trường hợp ở nước ta cho rằng thôi thể là đủ rồi, cốt là để gửi thông điệp cho nước lớn thế là được rồi, còn ta sẽ đi những con đường khác” – bà Ninh chia sẻ.

Bày tỏ quan điểm của mình, bà Ninh nhấn mạnh rằng về mặt ngoại giao Việt Nam phải khôn khéo, tỉnh táo, đó là luôn luôn tuyên bố cửa đó rộng mở.

“Ý muốn nói rằng ở nhà tôi có một dàn vũ khí, dù tôi chưa dùng nhưng nó vẫn để trên bàn. Do vậy luôn luôn có cửa cho khả năng sử dụng các biện pháp tư pháp, còn sử dụng lúc nào, cửa cụ thể nào thì cái đó còn chờ xem” – theo bà Ninh.

Về ảnh hưởng của phán quyết này trong việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông trong tương lai, bà Ninh cho rằng phán quyết vừa qua về nguyên tắc chỉ mang tính chất pháp lý, bởi Tòa trọng tài không công nhận đó là một quyết định chính trị (và thực chất không ai có thể gắn cho nó một nhãn mác chính trị), nhưng một quyết định của luật pháp quốc tế đều luôn luôn có một hệ lụy, hệ quả và ý nghĩa chính trị.

“Chí ít tôi nghĩ là, Trung Quốc dù về nguyên tắc bác bỏ nhưng sẽ phải cân nhắc, dù sao đi nữa họ cũng không thể phủi tay với thế giới được, mặt khác chúng ta chưa rõ chính quyền mới của Philippines sẽ nối tiếp, tận dụng quyết định của Tòa trọng tài như thế nào? Lãnh đạo mới của Philippines sẽ cân nhắc vì nó liên quan đến quan hệ với Trung Quốc” – bà cho hay.

Nguyễn Cường

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !