Những điều cấm kỵ khiến nữ sinh Ấn Độ phải nghỉ học trong kỳ ‘đèn đỏ’

Trong nhiều cộng đồng kỳ “đèn đỏ” vẫn là điều kỳ thị, nhất là tại Ấn Độ thì chuyện này càng nặng nề khi các nữ sinh phải nghỉ học trong những ngày này.

Nghèo đói và sự kỳ thị của xã hội về kỳ kinh nguyệt đã cản trở việc học hành của hàng triệu trẻ em gái. Sự xa lánh của xã hội và sự thiếu giáo dục về vệ sinh kinh nguyệt đang khiến nhiều nữ sinh ở Ấn Độ phải bỏ học sớm hoặc bị tẩy chay trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng.

Thực tế này tiếp tục được quan sát thấy ở những vùng nông thôn của Ấn Độ, nơi thiếu nhận thức và kiến ​​thức về vệ sinh kinh nguyệt phổ biến ở các em gái trong độ tuổi đi học.

Hàng triệu người từ chối tiếp nhận giáo dục về vấn đề này

Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết 71% trẻ em gái vị thành niên ở Ấn Độ vẫn không biết đến kinh nguyệt cho đến khi có kinh lần đầu và nhiều trẻ đã bỏ học vì điều này.

Bên cạnh đó, một báo cáo khác của tổ chức phi chính phủ Dasra, được công bố vào năm 2019, chỉ ra rằng 23 triệu trẻ em gái bỏ học hàng năm do thiếu các công cụ và phương tiện vệ sinh kinh nguyệt thích hợp, bao gồm cả băng vệ sinh và thông tin về kinh nguyệt.

Các chuyên gia y tế công cộng và các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực này cũng chỉ ra sự thiếu hụt các dịch vụ cơ bản, chẳng hạn như tiếp cận nhà vệ sinh và nước sạch; cũng như những kỳ thị, quấy rối và cấm kỵ của xã hội.

Vandana Prasad, một bác sĩ nhi khoa và chuyên gia y tế cộng đồng cho biết: “Thực tế nhiều cô gái trẻ trước kỳ kinh lần đầu không biết gì về điều này. Chúng tôi đã nghe các cô gái và phụ nữ trẻ kể lại rằng họ đã lo lắng đến mức tưởng mắc phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng khi lần đầu tiên có kinh”.

Đã làm việc về các vấn đề sức khỏe sinh sản với phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng nông thôn và bộ lạc hơn hai thập kỷ nay, Prasad cho biết: “Những điều cấm kỵ của xã hội vẫn còn rất nhiều và các cô gái phải đối mặt với nhiều hình thức phân biệt đối xử trong chu kỳ của họ như cấm một số loại thực phẩm, cấm tiếp cận vật lý với các không gian như nhà bếp và đền thờ, trong những trường hợp hiếm thì họ thậm chí còn phải ở nhà trọ vài ngày”.

Các sản phẩm liên quan đến kinh nguyệt ngoài tầm với

Bên cạnh những căng thẳng về tinh thần và tâm lý là thách thức to lớn trong vấn đề liên quan đến băng vệ sinh, nhiều người còn không có được sản phẩm thiết yếu này để sử dụng. 

“Nhìn chung, đó là gánh nặng khổ cực hằng tháng đối với các trẻ em gái và phụ nữ nghèo, điều này làm gia tăng mức độ thiệt thòi của họ và khiến họ gặp bất lợi hơn cả về tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục”, Prasad nói.

Đối với nhiều người, kinh nguyệt và cách xử lý trong khi có kinh nguyệt vẫn còn bị che khuất bởi những điều cấm kỵ và hạn chế về văn hóa xã hội, dẫn đến việc trẻ em gái vị thành niên vẫn chưa biết về các sự thật khoa học và thực hành vệ sinh sức khỏe, đôi khi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Văn hóa im lặng này hình thành nên sự xấu hổ về kinh nguyệt trong gia đình và cộng đồng.

Jaya Velankar, Giám đốc Jagori, một tổ chức phi chính phủ hoạt động về các vấn đề phụ nữ, tin rằng việc các em gái vị thành niên không đến trường trong suốt thời gian kỳ kinh của mình vì lý do văn hóa và vật chất là rất phổ biến. 

Cô giải thích về những lo lắng xã hội nảy sinh trong các gia đình khi con gái họ bắt đầu hành kinh như sau: “Đối với nhiều trẻ em gái, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, việc bắt đầu hành kinh trở thành dấu chấm hết cho việc học ở trường của các em vì cha mẹ luôn có nỗi sợ hãi kép. Họ sợ rằng các cô gái dễ bị bạo lực tình dục hơn. Họ cũng sợ rằng các cô gái có thể bắt đầu mối quan hệ yêu đương”.

Im lặng về kinh nguyệt

Một số chuyên gia đã nghiên cứu kỹ vấn đề này tin rằng giáo dục giới tính phù hợp với lứa tuổi, được tiêu chuẩn hóa là giải pháp cần thiết.

Họ nói rằng giáo dục giới tính không chỉ truyền đạt thông tin khoa học về các quá trình của cơ thể như kinh nguyệt mà còn bao gồm nhiều vấn đề từ các mối quan hệ thân mật, về giới, xu hướng tình dục và quan trọng nhất là tầm quan trọng của sự đồng ý và trách nhiệm bao gồm cả việc tránh thai.

Báo cáo khảo sát sức khỏe gia đình quốc gia mới nhất (NFHS) công bố hồi tháng 5/2022 cho biết khoảng một nửa số phụ nữ từ 15-24 tuổi ở Ấn Độ vẫn sử dụng vải để vệ sinh kinh nguyệt, điều mà các chuyên gia cảnh báo có thể dẫn đến bội nhiễm nếu tái sử dụng. Họ cho rằng điều này là do sự thiếu nhận thức và những điều cấm kỵ tồn tại xung quanh kinh nguyệt.

Hạ Thảo (theo Dw.com)

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !